Quảng Cáo Google Tìm Kiếm – Hiểu Insight Khách Hàng Trước Khi Bắt Đầu Hành Động

Website của bạn lên top nhờ vào quảng cáo Google Adwords, đây là phương pháp nhanh chóng nhất. Nhưng không có nghĩa là website sẽ đứng đầu khi nó đấu giá cao. một trong những nhân tố quan trọng quyết định vị thứ của một trang website là từ khóa trong quảng cáo Google Adwords trên công cụ tìm kiếm Google. Quảng cáo từ khóa google tiếp cận khách hàng vào thời điểm họ tìm kiếm từ hoặc cụm có chủ đề liên quan đến doanh nghiệp của bạn.

Để sử dụng quảng cáo từ khóa google hiệu quả, bạn cần phải biết cách phân tích bảng từ khóa, hành vi tìm kiếm trên mạng google của khách hang,…Vậy phải làm thế nào để lựa chọn từ khóa đúng cách, bỏ ra số tiền vừa phải mà đạt được hiệu quả nh mong muốn. Hãy xem hướng dẫn chi tiết ngay dưới bài viết này nhé!

01. Hướng dẫn phân tích bảng từ khóa Google

Truy cập: https://ads.google.com/aw/keywordplanner/home. Xuất hiện màn hình như bên dưới

Click vào Đăng nhập Google Ads bằng tài khoản Gmail, nếu chưa có bạn cần đăng ký để tạo tài khoản

Sau khi đăng nhập vào xuất hiện màn hình

Bạn nhập từ khóa cần phân tích vào form tiếp theo

Nhập từ khóa bạn định kiểm tra vào textbox Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạ, Ví dụ bạn định viết 1 bài giới thiệu về sản phẩm may mặc là thời trang công sở năm 2019 và định kiểm tra từ khóa “thời trang công sở” có nhiều lượt tìm kiếm trong tháng không?

GỢI Ý HAY: Khóa Học Quảng Cáo Google Tại Quận Phú Nhuận

Nhập từ khóa “Thoi trang cong so”, “Thời trang công sở” sau đó click “Nhận kết quả” xem được xu hướng tìm kiếm của người dùng qua trang kết quả sau:

Ngoài từ khóa chính bạn phân tích Google Ads còn gợi ý những cụm từ khóa liên quan với cụm từ phân tích, bạn cân nhắc sử dụng, có thể cụm từ bạn phân tích có trữ lượng không tốt những bằng cụm từ gợi ý trong danh sách “Ý tưởng từ khóa”

Quảng cáo Google tìm kiếm
Quảng cáo Google tìm kiếm

Thấy rằng từ khóa không dấu có xu hướng tìm kiểm nhiều hơn có dấu, và bạn có thể thực hiện SEO luôn cả 2 từ khóa này.

Tiêu đề có thể viết Titile: “Xu hướng thời trang công sở 2019”

Viết tiêu đề nhắm đúng từ khóa rất quan trọng, nhưng chưa đủ quan trọng hơn nữa là làm sao thu hút được độc giả khiến độc giả click vào để đến trang web của bạn, điều này sẽ được hướng dẫn trong bài viết: 17 cách viết tiêu đề hấp dẫn thu hút người đọc

Số lần tìm kiếm trong tháng cho ta biết:

  • Số lần < 1.000 cạnh tranh trung bình và dễ làm SEO lên top trong thời gian ngắn
  • 1.000 Số lần < 10.000 mức độ cạnh tranh trung bình cần SEO chuẩn và mất thời gian 3-6 tháng để đưa lên trang đầu của google, nếu các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực của bạn chưa làm SEO hoặc SEO chưa tốt bạn có cơ hội vượt qua họ dễ hơn
  • Số lần >10.000 mức độ cạnh tranh cao và cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp cùng lĩnh vực thực hiện SEO onpage và xây dựng hệ thống backlink tốt trong thời gian dài hơn để đưa được từ khóa của bạn lên TOP.

Thường những từ khóa ngắn sẽ khó làm SEO hơn nếu đã có nhiều đối thủ trước đó đã làm rồi, cách để có thể đuổi được họ bạn nên chọn từ khóa Long tail (mở rộng phía sau từ khóa), Ví dụ Thời trang công sở 2019 thay vì chọn SEO Thời trang công sở

Khi chọn được từ khóa thì bạn đã xong được bước đầu tiên là dùng công cụ để phân tích đo lường xu hướng tìm kiếm của khách hàng, để thực hiện SEO trúng đích. Chọn được danh sách từ khóa ưng ý rồi bước tiếp theo bạn cần phân bổ và tối ưu trong bài viết như thế nào cho hợp lý với cả người dùng và công cụ tìm kiếm bạn bài viết này sẽ giúp bạn: Hướng dẫn cách xác định và phân bổ từ khóa trong bài viết tối ưu nhất

02. Hành vi tìm tiếm trên mạng google của người dùng

Trong bất kì bối cảnh kinh doanh nào thì hành vi tìm tiếm trên mạng google của người dùng là nhân tố then chốt, nó tác động mạnh đến chiến lược marketing của thương hiệu và đảm bảo thành công của một thương hiệu. Các nhà marketing cũng phải điều chỉnh lại cách thiết lập search marketing và làm quảng cáo trực tuyến dựa trên những thay đổi trong hành vi người tiêu dung.

a. Người tiêu dùng chuyển sang dùng những lệnh tìm kiếm tinh vi hơn

Cùng với sự tiến triển của internet và thương mại điện tử, người tiêu dùng biết mình cần phải cụ thể hơn về những gì mình đang tìm kiếm trên mạng vì chúng làm tăng cơ hội cho họ tìm được chính xác sản phẩm mình mong muốn. Ví dụ, lệnh tìm kiếm cho “máy chụp hình” trả về một kết quả chung chung.

Nếu lệnh tìm kiếm chuyển từ “máy chụp hình” thành tên một sản phẩm cụ thể, ví dụ như “canon eos 60d” thì kết quả lúc này mang nghĩa gần với mua sắm hơn là lướt web.

Có những nghiên cứu đáng tin cho thấy lệnh tìm kiếm đang ngày càng trở nên dài hơn trước. Báo cáo của Hitwise cho biết các truy vấn có ít hơn ba từ đang giảm và những truy vấn từ bốn tới tám từ tăng trưởng từ 3-20% mỗi năm. Một điều thú vị khác là truy vấn càng dài thì khả năng chuyển đổi cũng tăng theo.

b. Người tiêu dùng hướng tới một văn hóa trực quan

Cho dù người tiêu dùng đang tìm mua máy chụp hình, những đôi giày hay cho một miếng vải cụ thể, một cách để xác minh món đồ đó chính là thông qua hình ảnh. Trước sự tràn ngập thông tin ngày nay, khách hàng tìm thấy sự đơn giản trong hình ảnh như một phương thức đi tắt về tính xác minh cho sản phẩm. Hình ảnh xác thực và thu giữ sự chú ý, vì lí dó đó mà những trang như Pinterest, Instagram… mới bùng nổ trong khoảng thời gian gần đây.

c. Người tiêu dùng tin vào ý kiến cá nhân khác

Trong khi hình ảnh giúp xác minh rằng người dùng đã tìm được đúng sản phẩm thì đánh giá và đề xuất xác minh chất lượng của sản phẩm mà nội dung đang hướng tới. Hubspot nhận thấy dựa vào gợi ý của bạn bè của họ trên social media có đến 71% người dùng ra quyết định mua hang và 70% tin vào các đánh giá của người tiêu dùng. Sự tin tưởng nơi người tiêu dùng dựa vào Social media và những đánh giá tạo ra.

d. Người tiêu dùng mong muốn có sự thật

Được trang bị bởi những thông tin lượm lặt được từ mạng xã hội và các đánh giá, người tiêu dùng muốn có chi tiết cụ về sản phẩm thật nhanh. Hơn nữa, họ muốn có là dữ liệu thật, chứ không chỉ là những chiêu trò trong marketing.

Người tiêu dùng muốn thấy một hình ảnh “18 megapixel” hơn là những dòng chữ “hình ảnh sắc nét”. Thông tin như thế đảm bảo người dùng đang có đúng sản phẩm họ mong muốn, mà không phải là những mô phỏng hay một biến thể nào khác của sản phẩm.

e. Người tiêu dùng đáng giá cao về tiêu chí giá cả

Tìm kiếm, hình ảnh, đánh giá và thông số sản phẩm, hướng người tiêu dùng đến quá trình mua hàng. Tuy nhiên, giá cả là tiêu chí rất quan trọng ở bước cuối cùng – mua hàng. Người tiêu dùng hoàn toàn không ngại bỏ thêm chút công sức để tìm hiểu kĩ về thứ mình sắp mua. Dù là mua ở cửa hàng hay mua online, họ đều không muốn mình trở thành người chi quá tay.

Phản ứng của các nhà bán lẻ

Có nhiều điều mà nhà bán lẻ có thể làm nhằm ứng phó lại trước sự thay đổi này về hành vi người tiêu dùng và đáp ứng những kì vọng này. Ngày nay, các nhà bán lẻ nên tập trung vào những từ khóa dài (long-tail keywords), hình ảnh của sản phẩm, những đề xuất, thông tin phù hợp và so sánh giá cả. Những việc này hoàn toàn trong khả năng của bạn, nhưng đó chưa phải là tất cả. Hành vi người tiêu dùng thay đổi còn kéo theo cả sự thay đổi nơi các bộ máy tìm kiếm. Quảng cáo trực tuyến đã và đang trở nên phức tạp hơn, và để tối đa hóa khả năng xuất hiện, các nhà bán lẻ phải thay đổi theo chiều phát triển mà các kênh online này yêu cầu.

Các nhà bán lẻ cần tận dùng nguồn dữ liệu về sản phẩm

Khi các lệnh tìm kiếm ngày càng cụ thể hơn và người tiêu dùng ngày càng yêu thích hình ảnh hơn, Google cũng nhận ra rằng các trang chứa nhiều những liên kết kém chất lượng không hấp dẫn được người dùng, Google Shopping và các chương trình quảng cáo khác trên chạy trong search và các shopping engine ngày càng dựa vào nhiều hơn những nguồn dữ liệu sản phẩm để giúp các nhà bán lẻ có thể tìm ra được các từ khóa dài, hình ảnh hiển thị và tạo ra mẩu quảng cáo thú vị hơn, nhằm mang đến những gợi ý sản phẩm phù hợp một cách chính xác với lệnh tìm kiếm từ người dùng.

Một nguồn dữ liệu được tối ưu là chìa khóa để đáp ứng được những kì vọng mới nơi người tiêu dùng và chuyển đổi họ từ một người lướt web để tìm kiếm sang thành một người đi mua sắm. Quản lí nguồn dữ liệu một cách chuyên nghiệp đã trở thành tiêu chuẩn cơ bản nếu muốn chương trình shopping thành công. Các hệ thống quản lí quảng cáo hiện ra trong search làm tốt những vấn đề liên quan đến từ khóa nhưng lại biết ít về nguồn dữ liệu.

Ngày nay, mối liên kết giữa hai chức năng này đang mờ dần và nguồn dữ liệu bao gồm mọi thông tin – từ khóa dài, thông tin chi tiết sản phẩm, hình ảnh và giá cả – đó là tất cả những gì cần để thu hút một người khách hàng tò mò. Trong năm 2013, các nhà marketing với công cụ tìm kiếm muốn thành công cần hiểu rõ hơn về nguồn dữ liệu và bắt đầu nghĩ về cách làm thế nào để các chương trình này có thể cùng cộng tác với nhau, giúp cải thiện hình ảnh thương hiệu và doanh số trực tuyến.

Quảng cáo Google tìm kiếm, hiểu đúng khách hàng
Quảng cáo Google tìm kiếm, hiểu đúng khách hàng

03. Giá mỗi lần nhấp chuột (CPC)

Giá mỗi lần nhấp chuột (CPC) là số tiền bạn kiếm được mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. CPC cho bất kỳ quảng cáo nào đều do nhà quảng cáo xác định; một số nhà quảng cáo có thể sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho mỗi lần nhấp chuột so với các nhà quảng cáo khác, tùy vào thứ mà họ đang quảng cáo.

>> LÀM SAO ĐỂ QUẢNG CÁO GOOGLE HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU?

04. CTR – Tỷ lệ nhấp

Tỷ lệ thể hiện tần suất những người thấy quảng cáo google tìm kiếm của bạn kết thúc bằng cách nhấp vào quảng cáo đó. Tỷ lệ nhấp (CTR) có thể được sử dụng để đánh giá hiệu suất của từ khóa và quảng cáo của bạn.

  • CTR là số lần nhấp quảng cáo nhận được chia cho số lần quảng cáo được hiển thị: số nhấp chuột ÷ số lần hiển thị = CTR. Ví dụ: nếu bạn đã có 5 lần nhấp chuột và 100 lần hiển thị, sau đó CTR của bạn sẽ là 5%.
  • Mỗi quảng cáo và từ khóa có CTR của riêng chúng mà bạn có thể thấy được liệt kê trong tài khoản của bạn.
  • CTR cao là chỉ báo tốt rằng người dùng nhận thấy quảng cáo của bạn hữu ích và có liên quan. CTR cũng đóng góp vào CTR dự kiến của từ khóa, chỉ số này là một thành phần của Xếp hạng quảng cáo. Lưu ý rằng CTR tốt có liên quan đến những gì bạn đang quảng cáo và trên mạng nào.
  • Bạn có thể sử dụng CTR để đánh giá những quảng cáo và từ khóa nào thành công cho mình và những quảng cáo và từ khóa nào cần phải được cải thiện. Từ khóa và quảng cáo càng liên quan với nhau và càng liên quan đến doanh nghiệp của bạn, thì càng có nhiều khả năng người dùng sẽ nhấp vào quảng cáo sau khi tìm kiếm theo cụm từ khóa của bạn.

Lời kết

Với những chia sẻ chi tiết về quảng cáo từ khóa google, hi vọng có thể giúp bạn tự tin có thể xây dựng phân tích bảng từ khoá cho những dự án, chiến dịch của mình. Còn nếu bạn muốn tìm một Công ty quảng cáo Google Adwords để giúp Công ty bạn thưc hiện chiến dịch quảng cáo Google Adwords. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận được báo giá.

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ 01 BUỔI MIỄN PHÍ

KHAI GIẢNG LIÊN TỤC HÀNG TUẦN Có thể học trực tiếp hoặc Online




    Đăng ký khóa họcCần tư vấn thêm

    HỌC VIỆN NUU - ĐÀO TẠO BÁN HÀNG ONLINE UY TÍN

    • VP điều hành: 61/12 Đường số 19, P.8, Gò Vấp, TP.HCM
    • Chi nhánh 1: 224 Điện Biên Phủ, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
    • Chi nhánh 2: 59 Cao Thắng, P.3, Q.3, TP.HCM
    • 📞 Hotline 01: 0938.438.818
    • 📞 Hotline 02: 0938.883.047
    • Thời gian làm việc: 08h30 – 21h00
    • Website: https://nuu.edu.vn/
    • Fanpage: https://www.facebook.com/hocviennuu/
    Liên hệ Mess FB