Bạn thật sự đã hiểu hết về kinh doanh thương mại điện tử chưa?

Kinh doanh thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực hot nhất hiện nay. Đây chắc chắn sẽ là nỗi trăn trở của bạn trước khi quyết định gắn bó lâu dài với kinh doanh thương mại điện tử. Nếu bạn đang là một người có đam mê tìm tòi, kinh doanh, muốn có hướng đi mới nhưng chưa biết kinh doanh thương mại điện tử là gì? Hãy cùng theo dõi để tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!

1. Kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Kinh doanh thương mại điện tử là việc tiến hành hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện điện tử. Một cách dễ hiểu hơn thì thương mại điện tử chính là việc mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác.  Các giao dịch này bao gồm hoạt động như: mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng…

Kinh doanh thương mại điện tử là gì?
Kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Hiện nay, kinh doanh thương mại điện tử đã trở thành phương tiện giao dịch quen thuộc lớn trên thế giới. Thương mại điện tử có khả năng giúp ích rất nhiều cho những doanh nghiệp cả lớn lẫn nhỏ và người hưởng lợi nhất thường là khách hàng. Khách hàng sẽ mua được sản phẩm rẻ hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và thuận lợi hơn. Còn doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất, bán hàng thuận lợi hơn.

2. Lợi ích của kinh doanh sàn thương mại điện tử không thể bỏ qua

a. Thị trường toàn cầu:

Một cửa hàng thực tế sẽ luôn bị giới hạn bởi một khu vực địa lý mà nó có thể phục vụ. Một cửa hàng trực tuyến, hoặc bất kỳ loại hình kinh doanh thương mại điện tử nào khác sẽ giải quyết vấn đề đó. Một trong những lợi thế lớn nhất của thương mại điện tử là tiếp cận thị trường toàn cầu mà không mất thêm chi phí.

b. Tính khả dụng:

Kinh doanh thương mại điện tử là việc điều hành doanh nghiệp trực tuyến đơn giản, luôn mở cửa 24/24.

    •  Đối với một thương gia, đó là một sự gia tăng đáng kể để thêm cơ hội bán hàng; 
    • Với một khách hàng, đó là một lựa chọn thuận tiện và có sẵn ngay lập tức. Không bị giới hạn giờ làm việc, các doanh nghiệp trực tuyến có thể phục vụ khách hàng 24/7/365.

c. Tiết kiệm ngân sách:

Kinh doanh thương mại điện tử có chi phí hoạt động thấp hơn nhiều so với kinh doanh truyền thống. Vì không cần phải thuê nhân viên bán hàng hoặc duy trì tiền cửa hàng thực tế. 

d. Khi người bán có thể tiết kiệm chi phí hoạt động:

Sàn thương mại điện tử thường xuyên tung ra các chương trình ưu đãi và giảm giá cho khách hàng.

e. Quản lý hàng tồn kho:

Có thể tự động hóa quản lý khoảng không quảng cáo bằng cách sử dụng các công cụ điện tử để đẩy nhanh quá trình đặt hàng, giao hàng và thanh toán. Nó tiết kiệm hàng tỷ chi phí hoạt động và hàng tồn kho.

f. Tiếp thị được nhắm mục tiêu chính xác nhất:

Với quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng phong phú. Bạn có thể theo dõi thói quen mua hàng của khách hàng cũng như xu hướng ngành mới nổi. Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể nhanh chóng xác định và chuyển hướng chiến lược tiếp thị mặt hàng, sản phẩm và dịch vụ của họ sao cho phù hợp với trải nghiệm người dùng. 

G. Làm việc từ bất cứ đâu:

Kinh doanh thương mại điện tử cho phép bạn bạn làm việc ở bất cứ đâu. Thứ bạn cần là một máy tính xách tay và một kết nối internet. Bạn vẫn có thể quản lý tốt tất cả vấn đề của doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi.

3. Thách thức của kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Ngoài các ưu điểm thì thương mại điện tử cụng tồn tại không ít những khó khăn, thách thức. Vậy, những khó khăn thách thức của là gì?

a. Thiếu sự tin tưởng:

Mặc dù các nền tảng thanh toán đã phát triển khá an toàn như bất kỳ hoạt động kinh doanh nào vẫn chưa hoàn toàn được người tiêu dùng tin tưởng. Sự nghi ngờ ở cả người mua và người bán dẫn đến nhiều giao dịch không trọn vẹn.

b. Các sản phẩm và dịch vụ không được nhìn, sờ, cầm nắm hoặc cảm nhận tận tay:

Mọi người đều thích được xem, sở thử, tận mắt trứng kiến hoặc trải nghiệm thử. Tuy nhiên, họ chỉ có thể xem thông qua hình ảnh, video và mô tả chi tiết về sản phẩm.

c. Yêu cầu truy cập Internet:

Điều này là hiển nhiên khi tham gia vào thương mại điện tử, nhưng để có thể mua và bán, bạn cần một thiết bị được kết nối với mạng internet. Ngày nay, phần lớn người dân đều có quyền truy cập, nhưng nó vẫn hạn chế đối với rất nhiều người, rất nhiều khu vực.

d. Đi thủ cạnh tranh:

Khoản đầu tư ban đầu để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử tốn kém khá ít chi phí, nhưng nó tương đương với việc bạn phải đương đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh…. và nhiều hơn nữa các thách thức khác nữa.

4. Thương mại điện tử mang lại những gì cho doanh nghiệp?

Trước những lợi ích to lớn và độ phổ biến của thương mại điện tử, hiện nay thương mại điện tử đã trở thành công cụ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình. Lợi ích mà thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp có thể kể đến là:

a. Quảng bá thông tin và tiếp thị cho thị trường toàn cầu với chi phí thấp:

Với khả năng kết nối internet hiện nay, bạn có thể dễ dàng đưa thông tin quảng cáo đến hàng triệu người từ khắp mọi nơi trên thế giới. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính chi trả cho việc quảng bá mà doanh nghiệp cần có kế hoạch quảng cáo cho phù hợp.

b. Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng:

Với thương mại điện tử, bạn có thể cung cấp catalogue, thông tin, bảng báo giá chi tiết cho khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện, và việc mua hàng trên mạng đã trở nên dễ dàng phổ biến rất nhiều…  Trong thời đại ngày nay, cuộc sống số hóa đã đẩy nhịp sống tăng cao, khách hàng ngày càng đòi hỏi mọi thứ phải nhanh hơn từ thông tin sản phẩm, việc mua hàng, thanh toán và các chính sách hậu bán hàng,…

c. Tăng doanh thu:

Với thương mại điện tử, đối tượng khách hàng của bạn giờ đã không còn giới hạn về khoảng cách địa lý hay thời gian làm việc. Do đó, mỗi doanh nghiệp tiếp cận được số lượng khách hàng lớn, đẩy cao doanh thu lợi nhuận của mình.

thương mại điện tử mang lại lợi ích tăng doanh thu cho doanh nghiệp
thương mại điện tử mang lại lợi ích tăng doanh thu cho doanh nghiệp

d. Giảm chi phí:

Với thương mại điện tử sẽ không tốn kém quá nhiều cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, nhân viên phục vụ,… Đặc biệt với những doanh nghiệp xuất khẩu, các chi phí phát sinh do khoảng cách có thể giảm thiểu đi đáng kể.

e. Lợi thế cạnh tranh:

Trong bối cảnh đa số mọi doanh nghiệp hiện nay đều tham gia thương mại điện tử thì doanh nghiệp nào có những ý tưởng sáng tạo, chiến lược tiếp thị tốt sẽ là lợi thế để cạnh tranh. Bởi thương mại điện tử là một sân chơi cho sự sáng tạo, sự đột phá cho tất cả mọi doanh nghiệp

Tóm lại, thị trường kinh doanh thương mại điện tử thực sự là một cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp đừng nghĩ rằng hãy còn quá sớm để nói đến thương mại điện tử.

Những người chiến thắng thường là những người đi tiên phong, hơn nữa, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu quan tâm nhiều đến thương mại điện tử.

Do đó, để dành lấy ưu thế, doanh nghiệp của bạn không thể thủng thỉnh đi dạo và quan sát người khác hành động, mà doanh nghiệp của bạn phải nhanh tay hành động ngay.

Kinh doanh thương mại điện tử sẽ ngày càng chiếm lĩnh những vị thế quan trọng đối với các doanh nghiệp với tốc độ tăng trưởng thị trường nhanh và ổn định kết hợp với xu hướng chuyển dịch thói quen mua sắm của người tiêu dùng.

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ 01 BUỔI MIỄN PHÍ

KHAI GIẢNG LIÊN TỤC HÀNG TUẦN Có thể học trực tiếp hoặc Online




    Đăng ký khóa họcCần tư vấn thêm

    HỌC VIỆN NUU - ĐÀO TẠO BÁN HÀNG ONLINE UY TÍN

    VP điều hành: 61/12 Đường số 19, P.8, Gò Vấp, TP.HCM

    Chi nhánh 1: 224 Điện Biên Phủ, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

    Chi nhánh 2: 59 Cao Thắng, P.3, Q.3, TP.HCM

    📞 Hotline 01: 0938.438.818

    📞 Hotline 02: 0886.713.219

    Thời gian làm việc: 08h30 – 21h00

    Website: https://nuu.edu.vn/

    Fanpage: https://www.facebook.com/hocviennuu/

    Liên hệ Mess FB