Một số rủi ro kinh doanh thương mại điện tử

Thời đại thế giới số đang ngày càng hội nhập hóa vào nền kinh tế của các nước trên khắp thế giới và công nghệ thông tin hiện đang đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành của mỗi doanh nghiệp.

Không chỉ mở ra cơ hội mà còn tăng khả năng cạnh tranh, trợ giúp đắc lực cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Có thể nói thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ điển hình như các trang Shopee, Lazada, Tiki,..

Thương mại điện tử?

Thương mại điện tử (E-commerce) là mô hình kinh doanh trực tuyến mà các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán đều thông qua nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet.

Hiện nay có nhiều sàn thương mại điện tử lớn như Tiki, Lazada, Shopee, Amazon, Ebay,… cùng nhiều hình thức kinh doanh như B2C (doanh nghiệp bán hàng cho người tiêu dùng), C2C (người tiêu dùng bán cho người tiêu dùng), B2B (doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp),…

Các rủi ro cần lưu ý khi kinh doanh trên thương mại điện tử

Bên cạnh những lợi ích vừa kể trên, kinh doanh trực tuyến cũng có một vài rủi ro như:

Nhiều rủi ro khi bảo mật thông tin người mua

Thông thường, các trang TMĐT sẽ lưu trữ các thông tin của khách hàng. Nếu chủ shop ngừng kinh doanh sẽ có nguy cơ mất tất cả dữ liệu của khách hàng.

Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng cảnh giác trong việc lo sợ bị mất thông tin khi mua hàng trên các trang, sàn thương mại điện tử.

Điều này cũng là một thử thách cho các shop, đòi hỏi phải xây dựng được lòng tin khách hàng bằng cách lựa chọn các sàn điện tử uy tín và có chính sách bảo mật thông tin cho khách hàng.

Rủi ro kinh doanh thương mại điện tử - Bảo mật
Rủi ro kinh doanh thương mại điện tử – Bảo mật

Lỗi kỹ thuật của sàn thương mại điện tử có thể khiến doanh thu của shop bị sụt giảm

Sàn thương mại điện tử là bên trung gian kết nối khách hàng với các chủ shop. Vì vậy khi kinh doanh trên các trang thương mại điện tử, chủ shop sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nền tảng TMĐT, đặc biệt là công nghệ.

Vào những thời điểm Flash Sale, bão sale,… khách hàng truy cập ồ ạt khiến cho hệ thống của các trang TMĐT bị lỗi, điều này có thể khiến khách hàng không thể truy cập vào shop của bạn được, dẫn đến giảm số lượng đơn hàng.

>>> Gợi ý hay: Khóa Học Shopee, Tiki Shop, Lazada Thực Chiến Cao Cấp

Khó khăn khi vận chuyển hàng và nguy cơ bị “bom hàng”

Khi cửa hàng thương mại điện tử phát triển, người bán sẽ tiếp cận được với người mua ở phạm vi rộng lớn, nhưng các shop sẽ gặp phải khó khăn khi ship hàng cho người mua ở huyện, xã vùng xa.

Hoặc khi ship hàng nhưng cũng có trường hợp người mua không nhận, làm tăng nguy cơ bị “bom hàng” so với mở cửa hàng truyền thống.

Chẳng hạn như shop ở TP.HCM nhưng người mua ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, dẫn đến thời gian vận chuyển sẽ khá lâu và có thể làm giảm trải nghiệm của khách hàng.

Để khắc phục rủi ro trên, shop có thể kết hợp với những đơn vị vận chuyển uy tín có những chính sách và tính năng bảo vệ quyền lợi cho chủ shop.

Những giải pháp phòng ngừa rủi ro trong giao dịch TMĐT

Từ những hạn chế trên, để đảm bảo cho giao dịch TMĐT an toàn và phát triển tốt cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ kết hợp từ phía Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Về phía Chính phủ, cần có chiến lược đầu tư kịp thời, đúng đắn vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp mạng Internet.

Bên cạnh đó, cũng cần phải có chế tài, quy định chặt chẽ trong kinh doanh TMĐT nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan như: doanh nghiệp, đối tác, khách hàng,…

Ngoài ra, để bảo đảm quyền lợi của người mua, đối với tình trạng tin nhắn rác, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phải có trách nhiệm thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn và chấm dứt hành vi vi phạm này.

Giải pháp rủi ro kinh doanh thương mại điện tử
Giải pháp rủi ro kinh doanh thương mại điện tử

Mặt khác, liên quan đến chứng từ trong giao dịch điện tử, luật cũng quy định về trách nhiệm của người bán trong việc tạo điều kiện cho người tiêu dùng truy cập, tải, lưu giữ và in hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch.

Để đáp ứng quy định này, các trang web bán hàng qua mạng cần tích hợp các giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo khả năng truy cập, sao lưu chứng từ của người tiêu dùng,…

Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã nhấn mạnh: “Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi giao dịch trong TMĐT cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đều đã có.

Quan trọng nhất là ý thức của người tiêu dùng trong lựa chọn và quyết định các giao dịch để hạn chế rủi ro cho mình”.

Đối với doanh nghiệp, xu hướng phát triển TMĐT cũng đòi hỏi các doanh nghiệp có những giải pháp sau: thay đổi cơ cấu kịp thời

Chiến lược và phương pháp quản lý phù hợp; thích nghi với xu hướng mới

Đầu tư và nâng cấp an ninh mạng để phòng ngừa tội phạm công nghệ cao nhằm khai thác triệt để những cơ hội và hạn chế tối thiểu những rủi ro, hạn chế mà TMĐT mang đến.

Về phía người tiêu dùng, phải thực sự là “người tiêu dùng thông minh”, hiểu rõ luật để tự bảo vệ mình. Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định rất rõ những điều khoản nhằm đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng khi tiến hành các giao dịch TMĐT.

Chẳng hạn, các doanh nghiệp và cá nhân khi giao kết hợp đồng từ xa phải cung cấp cho khách hàng những thông tin cơ bản gồm: tên của tổ chức, cá nhân kinh doanh; số điện thoại liên lạc; trụ sở, địa chỉ cơ sở chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng (nếu có); chất lượng hàng hóa, dịch vụ; chi phí giao hàng (nếu có); phương thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt khi nhận hàng); phương thức giao hàng; thời hạn giao hàng (bao lâu kể từ khi hai bên đạt được thỏa thuận mua bán); cung ứng dịch vụ,…

Một số điều cần lưu ý khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Như đã đề cập ở trên, sàn thương mại điện tử tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người bán. Có những bài học kinh doanh mà bạn có thể rút ra cho chính mình dựa trên một số khía cạnh của nhược điểm này.

Chọn sản phẩm kinh doanh độc đáo mang lại nhiều giá trị cho người mua

Sử dụng chiến lược giá hiệu quả

Đầu tư mạnh vào nội dung và hình ảnh chất lượng

Chủ động trả lời khách hàng và khuyến khích đánh giá sản phẩm để thu hút người mua và nâng cao chất lượng sản phẩm kịp thời

Tuân thủ nghiêm ngặt chính sách đổi hàng để tránh trường hợp cửa hàng của bạn bị khóa hoặc xóa vĩnh viễn

Quản lý và vận hành nguồn nhân lực theo kế hoạch

Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cụ thể

Nếu hiểu rõ những lưu ý này, người bán sẽ không gặp nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh. Đồng thời, rủi ro trên nền tảng thương mại điện tử không còn khó khăn nữa.

<

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ 01 BUỔI MIỄN PHÍ

KHAI GIẢNG LIÊN TỤC HÀNG TUẦN Có thể học trực tiếp hoặc Online




    Đăng ký khóa họcCần tư vấn thêm

    HỌC VIỆN NUU - ĐÀO TẠO BÁN HÀNG ONLINE UY TÍN

    • VP điều hành: 61/12 Đường số 19, P.8, Gò Vấp, TP.HCM
    • Chi nhánh 1: 224 Điện Biên Phủ, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
    • Chi nhánh 2: 59 Cao Thắng, P.3, Q.3, TP.HCM
    • 📞 Hotline 01: 0938.438.818
    • 📞 Hotline 02: 0938.883.047
    • Thời gian làm việc: 08h30 – 21h00
    • Website: https://nuu.edu.vn/
    • Fanpage: https://www.facebook.com/hocviennuu/
    Liên hệ Mess FB