Thiết Lập Quảng Cáo Google Tìm Kiếm Cơ bản

Bạn muốn đưa sản phẩm/ trang web của bạn hiển thị với người dùng trên bộ máy tìm kiếm Google, thực sự việc thiết lập này không hề khó chút nào. Tuy nhiên, trước khi bạn thiết lập Quảng Cáo Tìm Kiếm này, bạn cần phải có 01 bảng phân tích từ khóa, để có thể chọn nhóm từ khóa thích hợp để chạy quảng cáo, nhằm có thể chạy quảng cáo một cách hiêu quả, tránh chạy sai lệch và tốn kém ngân sách quảng cáo của mình.

Xem lại: Phân Tích Từ Khóa

Nếu bạn đã chuẩn bị xong bảng từ khóa thì tiếp tục xem bên dưới đây. NUU sẽ chia sẻ cho bạn cách thiết lập Quảng Cáo Google Tìm Kiếm từng bước một.

1. Khái niệm quảng cáo tìm kiếm Google

Quảng cáo tìm kiếm là khi khách hàng tìm kiếm thông tin và gõ cụm từ vào ô tìm kiếm, nếu các cụm từ đó so khớp với từ khoá mà bạn chọn để chạy quảng cáo thì quảng cáo của bạn sẽ có thể hiển thị trong kết quả tìm kiếm đó.

Thiết lập quảng cáo Google adword
Thiết lập quảng cáo Google adword

Đặc điểm nhận biết: Những kết quả nào có chữ “Quảng cáo” hoặc “QC” kế bên tức là quảng cáo từ Google Ads tìm kiếm

Vị trí quảng cáo được xuất hiện:

Hiện nay Google Ads có 3 vị trí chính để xuất hiện quảng cáo tìm kiếm:

+ Vị trí trang đầu tiên (Trang số 1)

+ Vị trí đầu trang (Vị trí TOP – Phía trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên: có thể là 1,2,3,4… tuỳ thuộc vào số lượng quảng cáo)

+ Vị trí đầu tiên (Vị trí số 1)

2. Các yếu tố cốt lõi

Để quảng cáo tìm kiếm của bạn được thiết lập 1 cách chuẩn bạn cần lưu ý các yếu tố như sau:

– Tiêu đề 1 của mẫu quảng cáo phải có chứa từ khoá

Ví dụ: nhóm từ khoá của bạn là quần jean nam… thì trong tiêu đề 1 của mình phải có chứa cụm từ “quần jean nam”…. Như : Quần jean nam phong cách 2019 hay Quần jean nam kiểu Hàn Quốc …v.v..

Lý do tiêu đề cần chứa từ khoá là vì Google sẽ so khớp từ khoá được kích hoạt quảng cáo với Tiêu đề 1 trên mẫu quảng cáo của bạn. Nếu trong tiêu đề 1 của bạn không có chứa từ khoá thì quảng cáo của bạn sẽ bị trừ điểm chất lượng.

Từ khoá với thông điệp quảng cáo với nội dung trang đích phải có liên quan tới nhau

Ví dụ: từ khoá bạn chạy quảng cáo là: quần jean nam thì thông điệp quảng cáo của bạn phải nói về quần jean nam và nội dung trang đích (trang web khi khách hàng click vào quảng cáo) cũng phải chứa nội dung liên quan đến quần jean nam.

Nếu không thì sẽ ảnh hưởng cả về người dùng lẫn tính của Google. Về người dùng thì người ta tìm kiếm từ khoá về quần jean nam mà gặp phải thông điệp quảng cáo hay trang đích không nói gì về quần jean nam (Không nói đúng cái mà họ đang quan tâm, đang tìm kiếm) thì họ sẽ nhanh chóng thoát ra website và chúng ta đã bị mất phí vô ích (Quảng cáo Google tìm kiếm sẽ tính phí khi ai đó bấm vào quảng cáo của mình). Còn về mặt tính điểm của Google thì sẽ so khớp các cụm từ đó không liên quan đến nhau thì cũng sẽ trừ điểm chất lượng quảng cáo của bạn.

3. Thực hành Tạo Quảng cáo Google tìm kiếm (Search Ads)

Bước 1: Truy cập vào trang: https://ads.google.com/ và đăng nhập tài khoản quảng cáo Google của mình đã được tạo ở phần 1.

Sau đó bạn chọn vào Tab “Chiến dịch” ở bên trái và chọn vào dấu + màu xanh

Bước 02: Tiếp theo bạn chọn vào tạo chiến dịch mới

Bước 03: Tiếp theo chúng ta sẽ lựa chọn mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo này mà bạn mong muốn sẽ đạt được.

Ý nghĩa: Khi chọn một mục tiêu, bạn sẽ thấy các đề xuất cài đặt chiến dịch ở các bước sau đây nhằm giúp bạn đạt được mục tiêu đó. Mỗi chiến dịch chỉ có thể sử dụng một mục tiêu. Lưu ý rằng bạn nên chọn mục tiêu chính mà bạn muốn đạt được cho doanh nghiệp của mình.

  • Doanh số: Thúc đẩy bán hàng trực tuyến, trong ứng dụng, qua điện thoại hoặc tại cửa hàng (Mong muốn tăng số người mua hàng trên website)
  • Khách hàng tiềm năng: Nhận được khách hàng tiềm năng và các chuyển đổi khác bằng cách khuyến khích khách hàng thực hiện hành động (Mong muốn
  • Lưu lượng truy cập: Có được người phù hợp truy cập vào trang web của bạn (mong muốn có nhiều người truy cập vào website của mình)
  • Cân nhắc thương hiệu và sản phẩm: Khuyến khích mọi người khám phá các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn (Mong muốn có nhiều người nhớ thương hiệu của mình)
  • Phạm vi tiếp cận và nhận thức về thương hiệu: Tiếp cận nhiều đối tượng và xây dựng nhận thức (Mong muốn nhiều người thấy được quảng cáo của mình để họ nhận thức và biết đến thương hiệu của mình)
  • Quảng bá ứng dụng: Tăng số lượt cài đặt và tương tác cho ứng dụng của bạn (Mong muốn khách hàng tải ứng dụng của mình về điện thoại)
  • Tạo một chiến dịch mà không cần hướng dẫn về mục tiêu: Sử dụng bất kỳ loại chiến dịch nào có sẵn và từng bước xây dựng một chiến dịch mà không cần các nội dung đề xuất cho mục tiêu (hiển thị đầy đủ nhất các thiết lập quảng cáo)

Lưu ý không phải mục tiêu cũng được sử dụng cho mạng tìm kiếm. Đối với mạng tìm kiếm thì chúng ta chỉ được chọn các mục là: Doanh số, khách hàng tiềm năng, lưu lượng truy cập và Không cần hướng dẫn về mục tiêu

Ở đây chúng tôi sẽ làm ví dụ chọn mục tiêu là : “Tạo một chiến dịch mà không cần hướng dẫn về mục tiêu” để làm mẫu -> Sau đó bạn chọn vào “tiếp tục”

Bước 04: Chọn vào loại chiến dịch: “Tìm kiếm” rồi sau đó chọn “Tiếp tục”

Bước 05: Đặt tên cho chiến dịch quảng cáo của bạn. (Thường thì tên chiến dịch sẽ chứa tên sản phẩm để sau này chúng ta dễ quản lý và nhận diện được chiến dịch này là chạy cho sản phẩm gì)
Tiếp theo chúng ta cần tìm hiểu về 2 tuỳ chỉnh : Mạng tìm kiếmMạng hiển thị. Đây là phần mở rộng phạm vi xuất hiện quảng cáo của chúng ta.

+ Mạng tìm kiếm: Quảng cáo có thể xuất hiện gần kết quả của Google Tìm kiếm và các trang web khác của Google khi mọi người tìm kiếm những cụm từ có liên quan đến từ khóa của bạn
(Đối tác tìm kiếm của Google là các trang web trong Mạng tìm kiếm hợp tác với Google để hiển thị quảng cáo trên kết quả tìm kiếm của họ. Để giúp bạn nhận được giá mỗi chuyển đổi (CPC) tương tự như trên Mạng tìm kiếm, một số lần nhấp trên Mạng đối tác tìm kiếm có thể đắt hơn hoặc rẻ hơn giá thầu CPC tối đa của bạn trên Mạng tìm kiếm. Hiệu suất trên đối tác tìm kiếm sẽ không ảnh hưởng đến Điểm chất lượng tìm kiếm của bạn)

GỢI Ý HAY: Khóa Học Quảng Cáo Google Tại Quận Phú Nhuận

+ Mạng hiển thị: Mở rộng phạm vi tiếp cận bằng cách hiển thị quảng cáo cho khách hàng có liên quan khi họ duyệt qua các trang web, video và ứng dụng trên Internet
(Mạng hiển thị là tập hợp gồm hơn 2 triệu trang web, video và ứng dụng. Khi bạn chọn tùy chọn này, chiến dịch cũng sẽ chạy trên Mạng hiển thị mà không cần thiết lập thêm. Quảng cáo sẽ chỉ xuất hiện khi chúng được dự đoán là có hiệu quả và bạn không sử dụng tất cả ngân sách của mình trên Tìm kiếm. Hiệu suất hiển thị sẽ không ảnh hưởng đến Điểm chất lượng tìm kiếm của bạn)

Vì vậy khi bạn tick chọn thì quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị nhiều nơi hơn của đối tác Google hơn (Không chỉ trên công cụ tìm kiếm của Google), tuy nhiên điều này có thể sẽ khiến chúng ta tốn thêm 1 khoản chi phí khi ai đó trên các trang đối tác họ thấy quảng cáo và nhấp vào. Nên thường chúng tôi bỏ tick 2 tuỳ chọn này để tập trung tiền cho quảng cáo trên google tìm kiếm

Bước 06: Địa điểm: Vị trí giúp bạn nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người sinh sống hoặc thể hiện sự quan tâm đến một vị trí địa lý. Nhập vị trí và chọn Mục tiêu

Bước 07: Nhập ngôn ngữ mà khách hàng của bạn đang sử dụng. Phần ngôn ngữ này sẽ được xác định dựa theo ngôn ngữ trên thiết bị mà khách hàng bạn đang sử dụng.

Bạn có thể chọn nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ở đây chúng ta nên chọn tiếng Anh và tiếng Việt Vì người Việt chúng ta đa phần chỉ dùng 2 thứ tiếng này là chính

Bước 08: Ngân sách: Số tiền bạn muốn chi tiêu cho chiến dịch quảng cáo này. Trong hình ví dụ phía dưới chúng tôi đã đặt ngân sách là 50.000 VND/ ngày. Tức là cứ mỗi ngày Google sẽ dùng trung bình 50.000 VND để chi tiêu cho chiến dịch quảng cáo này.

Lưu ý: Đây là ngân sách trung bình. Chi tiêu của bạn có thể thấp hơn ngân sách hàng ngày trong một số ngày và có thể cao hơn gấp đôi trong một số ngày khác.(Tức là có khi sẽ chi tiêu <50.000 cũng có ngày sẽ chi tiêu >50.000 vnd). Và Số tiền bạn chi tiêu trong tháng sẽ không vượt quá ngân sách hàng tháng (ngân sách hàng tháng = ngân sách hàng ngày x số ngày trung bình của một tháng) – Trong đó số ngày trung bình của một tháng là: 30,4 (cách tính: 365 ngày trong năm / 12 tháng = 30,417)

Ví dụ: Giả sử bạn đặt ngân sách của mình là 50.000 một ngày và chu kỳ thanh toán của bạn là 30 ngày. Qua một tháng, bạn nhận thấy rằng khoản phí của bạn thay đổi. Bạn bị tính phí 20.000 VND vào một số ngày và 70.000 VND đô la vào một số ngày khác. Nhưng đến cuối tháng, các khoản phí của bạn sẽ không vượt quá 1.520.000 VND đô la (đó là 30,4 được nhân với ngân sách 50.000 VND của bạn). Nên mặc dù chi phí chiến dịch của bạn đã vượt quá và giảm so với ngân sách 50.000 VND hàng ngày của bạn ngày này qua ngày khác, cuối tháng, bạn vẫn không bị tính phí nhiều hơn so với mức bạn đã dự toán.

Bước 09: Giá thầu: bạn có thể hiểu là số tiền bạn dùng để đấu với các nhà quảng cáo khác. Nếu bạn đặt thầu cao hơn đối thủ thì có khả năng quảng cáo sẽ được xuất hiện và xuất hiện ở vị trí cao hơn đối thủ.

Đây cũng chính là số tiền tối đa bạn sẽ phải trả cho 1 lượt nhấp vào quảng cáo (CPC)

Cách thiết lập quảng cáo google tìm kiếm
Cách thiết lập quảng cáo google tìm kiếm

Bước 10: Sau đó bạn kéo xuống rồi chọn vào “Lưu và tiếp tục”

Bước 11: Tiếp theo chúng ta sẽ đi đến bước là tạo nhóm quảng cáo. Sau đó bạn làm theo hướng dẫn trong hình dưới -> Chọn lưu và tiếp tục

Bước 12: Ở đây bạn sẽ điền các thông tin vào mẫu quảng cáo của mình. Bạn có thể nhìn ở bên phải màn hình để xem màn hình xem trước để chỉnh sửa thông điệp cho phù hợp 

(1) Url cuối cùng: Đây là trang đích (trang web), mà bạn muốn khách hàng họ sẽ vào xem khi mà họ bấm vào quảng cáo của mình

(2) Dòng tiêu đề 1: Bạn đặt tiêu đề trong đó phải có từ khóa của bạn trong đó

(3) Dòng tiêu đề 2: Bạn đặt tiêu đề 2 để thu hút khách hàng chú ý sản phẩm của mình

(4) Dòng tiêu 3: Dòng này có lúc xuất hiện / có lúc không tuỳ vào xếp hạng quảng cáo của bạn. tuy nhiên việc này bạn cũng nên viết để bổ sung thêm thông tin thu hút khách hàng trên quảng cáo của mình

(5) Hiển thị đường dẫn: Đây chỉ là url hiển thị (không phải trang đích), bạn được phép tuỳ chỉnh lại tên url (phía sau domain của mình) và nên chứa từ khoá nhằm tăng mức độ liên quan cho mẫu quảng cáo của bạn.

(6) Mô tả 1: Bạn điền mô tả sản phẩm của mình sao cho lôi cuốn, hấp dẫn nhất để khách hàng có thể nhấp vô coi

(7) Mô tả 2: Dòng mô tả 2 này cũng giống như dòng tiêu 3 là không phải lúc nào cũng hiển thị vì thế chúng ta nên viết sao cho độc lập và bổ trợ nội dung cho mô tả 1

(8) Hoàn tất

(9) Lưu và tiếp tục

Xem bảng điền mẫu phía dưới

Ngoài ra bạn có thể thêm nhóm quảng cáo khác như hướng dẫn của hình dưới
Bước 13: Ở đây bạn có thể xem lại nhanh các thiết lập của mình. Sau đó chọn vào Tiếp tục chiến dịch

Vậy là bạn đã hoàn tất thiết lập quảng cáo Tìm Kiếm

4. Video hướng dẫn thực hanh phân tích từ khóa chi tiết

Nhắm giúp các bạn thực hành cách thiết lập quảng cáo mạng tiềm kiếm cũng như hiểu kỹ hơn về thao tác. Học Viện NUU xin gửi tới các bạn video hướng dẫn thiết lập quảng cáo tiềm kiếm chi tiết. Vui lòng xem kỹ video này, nếu có bất kỳ thắc mắc vui lòng liên hệ Học Viện NUU để được hỗ trợ tốt nhất.

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ 01 BUỔI MIỄN PHÍ

KHAI GIẢNG LIÊN TỤC HÀNG TUẦN Có thể học trực tiếp hoặc Online




    Đăng ký khóa họcCần tư vấn thêm

    HỌC VIỆN NUU - ĐÀO TẠO BÁN HÀNG ONLINE UY TÍN

    VP điều hành: 61/12 Đường số 19, P.8, Gò Vấp, TP.HCM

    Chi nhánh 1: 224 Điện Biên Phủ, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

    Chi nhánh 2: 59 Cao Thắng, P.3, Q.3, TP.HCM

    📞 Hotline 01: 0938.438.818

    📞 Hotline 02: 0886.713.219

    Thời gian làm việc: 08h30 – 21h00

    Website: https://nuu.edu.vn/

    Fanpage: https://www.facebook.com/hocviennuu/

    Liên hệ Mess FB