Cách tăng doanh số bán hàng trên Shopee, trong bài viết phần 01 mình đã trình bày rất rõ 05 cách. Nếu bạn chưa đọc thì hãy tìm đọc ở link trong bài viết này nhé. Bây giờ mình sẽ tiếp tục với phần 02 nhé!
6. Tăng đơn cùng KOL (tiếp thị liên kết)
a. Tạo hoa hồng tiếp thị liên kết
Tiếp thị liên kết là một cách kiếm tiền đang rất được ưa chuộng ở các bạn trẻ, yêu thích sáng tạo nội dung. Đây là hình thức bạn chia hoa hồng cho ai giúp bạn giới thiệu được khách mua hàng tại shop.
Bạn có thể tạo mức hoa hồng tiếp thị liên kết theo các gợi ý sau:
- Bước 01: Tạo hoa hồng toàn shop (Chung). Bất kỳ bạn tiếp thị liên kết nào cũng có thể tiếp thị cho shop bạn và nhận mức hoa hồng này.
- Bước 02: Tạo hoa hồng sản phẩm (Riêng). Với một số sản phẩm giá trị cao hoặc lợi nhuận cao bạn có thể tạo thêm hoa hồng riêng. Giúp sản phẩm kéo được nhiều bạn tiếp thị hơn cho sản phẩm và tăng doanh số.
- Bước 03: Tạo hoa hồng thêm cho KOL/KOC. Bạn vào Thị trường KOL và lựa chọn các bạn KOL phù hợp sản phẩm. Bạn có thể xem được đối tượng và sản phẩm bạn KOL từng tiếp thị. Tăng thêm hoa hồng cho những KOL phù hợp giúp bạn có những KOL chất lượng tiếp thị cho sản phẩm của mình.
Mỗi tháng có thêm 30-200 đơn từ tiếp thị liên kết cũng giúp bạn đẩy hàng khá tốt. Đơn hàng từ tiếp thị liên kết không qua quảng cáo nên sẽ không làm tăng chi phí của bạn quá nhiều.

b. Tuyển tiếp thị liên kết cho shop
Ngoài việc tạo hoa hồng tiếp thị liên kết và chờ các bạn lên bài bán hàng cho mình. Thì bạn có thể chủ động tuyển các bạn tiếp thị liên kết cho shop. Có rất nhiều kênh đang tập trung các bạn này lại và trao đổi hàng ngày. Điển hình như:
- Các group (nhóm) Facebook: Bạn tìm các nhóm trên Facebook với từ khóa là “Affiliate Shopee”, “Tiếp thị liên kết Shopee”, “Booking KOC”, “Booking KOL”, …
- Các diễn dàn hoặc group (nhóm) Zalo kín về tiếp thị liên kết, kiếm tiền MMO.
Bạn sẽ soạn bài và đăng lên các kênh này, nhớ để link shop cần tiếp thị và Zalo của bạn. Nếu bạn có tài trợ sản phẩm miễn phí hoặc thêm hoa hồng riêng KOC/KOL thì hãy ghi trên bài.
Cố gắng kết nối với các bạn tiếp thị liên kết cho shop của bạn qua Zalo. Khi đến các dịp chiến dịch sàn hoặc khuyến mãi tháng, hãy tạo thêm voucher riêng tư, deal sốc để các bạn tiếp thị liên kết thu hút khách hàng cho bạn.
Mình đã triển khai nghiêm túc và mỗi tháng mang thêm về 200-300 đơn/shop mà không tốn quá nhiều chi phí và công sức.
>> HÉ LỘ BÍ MẬT ÍT AI BIẾT ĐƯỢC ĐÚC KẾT
7. Quảng cáo trên Shopee
Quảng cáo Shopee có rất nhiều hình thức và bạn cần biết cách áp dụng để có lãi. Mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm khác nhau.
a. Quảng cáo tìm kiếm
Quảng cáo tìm kiếm hiển thị sản phẩm (hoặc shop) ở trang kết quả tìm kiếm. Khách hàng nhập từ khóa cần tìm và quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện.
Ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm: Hiển thị đúng khách hàng tiềm năng, chi phí thấp, tỷ lệ ra đơn cao.
- Nhược điểm: Mất thời gian tối ưu từ khóa, Shopee hiểu từ khóa chậm, hiển thị ít. Dễ lỗ nếu chạy tự động, mở rộng mà không theo dõi tối ưu.
Nên dùng cho sản phẩm chủ lực của shop và có tỷ lệ chuyển đổi đơn tốt. Chi phí quảng cáo (ACOS) chiếm từ 3-10% doanh thu.
b. Quảng cáo khám phá
Quảng cáo khám phá hiển thị sản phẩm theo hành vi người mua.Có hai vị trí chính: Có thể bạn cũng thích (Khách xem sản phẩm tương tự) và Gợi ý hôm nay (Khách đã truy cập shop hoặc sản phẩm tương tự).
Ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm: Tiếp cận tệp khách hàng rộng, dễ ra đơn nếu sản phẩm có khác biệt. Shopee hiểu và phân phối quảng cáo nhanh.
- Nhược điểm: Tỷ lệ chuyển đổi kém nếu sản phẩm bình thường, không nổi trội. Nếu Shopee hiểu sai sẽ phân phối sai tệp và tốn tiền rất nhanh. Có thể tiêu hết 300k trong hai giờ.
Nên dùng cho sản phẩm có lợi thế riêng, sản phẩm ngách và độc đáo. Chi phí quảng cáo (ACOS) chiếm từ 5-15% doanh thu.
c. Quảng cáo tự tối ưu
Đây là hình thức quảng cáo mới của Shopee. Shopee sẽ tự chạy sản phẩm quảng cáo mà bạn chọn trong 07 ngày.
Trong 07 ngày này Shopee sẽ học để hiểu tệp khách mua sắm của bạn.Sau đó tự phân phối tiếp tục và đẩy mạnh hiển thị nhiều hơn.
Nên dùng cho sản phẩm đã có nhiều lượt bán thật. Shopee sẽ tối ưu giúp quảng cáo của bạn ở mức ACOS từ 3-10% doanh thu. Nhược điểm của hình thức này là bạn không thể đẩy mạnh quảng cáo được vì Shopee tự tối ưu hoàn toàn.

8. Quảng cáo truy cập ngoại sàn
a. Quảng cáo chuyển đổi (CPAS)
CPAS là quảng cáo chuyển đổi từ nguồn ngoài Shopee trỏ về. Ví dụ: Quảng cáo Facebook, Quảng cáo Google, … dẫn về shop trên Shopee mua hàng. Đây là hình thức quảng cáo chỉ mở tùy theo shop chứ không mở toàn bộ.
Để được mở hình thức quảng cáo này bạn cần bán hàng đơn ổn định, thâm niên và có danh hiệu shop sẽ dễ được chọn hơn. Bản thân mình thấy các shop Mall (gian hàng chính hãng) thường được mở hình thức này sớm hơn.
Xét về hiệu quả, đây là dạng quảng cáo ngoại sàn dẫn về chốt đơn trên Shopee. Do đó sẽ có nhiều “điểm gãy” trên đường từ Facebook, Google về Shopee. Vì vậy, nếu shop bạn được mở thì cần phải sử dụng đúng cách kẻo bị lỗ.
Nên dùng hình thức quảng cáo này khi shop bạn có truy cập cao trong 30 ngày. Bạn sẽ chạy vào các ngày có chiến dịch sàn để tiếp thị lại (bám đuôi) khách đã truy cập shop. Đồng thời, tìm kiếm thêm khách hàng mới từ tệp khách hàng của những shop tương tự.
b. Chiến dịch nhà bán tự tiếp thị shop
Sàn thương mại điện tử nói chung và Shopee nói riêng, đều rất thích các shop có truy cập ngoại sàn. Tức là bạn có khả năng dẫn dắt khách hàng mới truy cập vào Shopee từ nền tảng khác, như Facebook, Youtube, Zalo, Tiktok, …
Bạn nên tự đăng ký một tài khoản tiếp thị liên kết của người bán. Sau đó tự triển khai các chiến dịch kéo khách hàng từ ngoại sàn về Shopee. Ví dụ: Đăng bài săn sale lên các group FB về săn deal Shopee, Quảng cáo Facebook, Tiktok dẫn khách hàng về Shopee, …
Khi shop bạn có lượt truy cập từ ngoại sàn nhiều sẽ được Shopee ưu ái gắn tag (thẻ) #shopxuhuong và gia tăng hiển thị sản phẩm.
Lưu ý: Chỉ nên chạy quảng cáo ngoại sàn về Shopee vào các ngày chiến dịch sàn. Các ngày thường bên nên duy trì hoạt động chia sẻ bài viết dẫn về Shopee. Việc quảng cáo từ ngoại sàn về Shopee thường có tỷ lệ chuyển đổi không cao, do đó cần đo lường kỹ để không bị lỗ.

9. Chăm sóc khách hàng cũ
Cách tăng doanh số bán hàng trên Shopee. Khách hàng đã mua hoặc theo dõi gian hàng là một nguồn cần khai thác. Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng từ tệp này lên đến 60%. Đặc biệt với những dòng sản phẩm có thể mua lại hoặc mua thêm nhanh chóng.
a. Tin nhắn quảng bá trên Shopee
Tại mục Quản lý khách hàng của Shopee có chia ra làm 04 nhóm khách hàng chính:
– Người mua tiềm năng (Thêm vào giỏ nhưng chưa mua).
– Người mua hàng.
– Người theo dõi được đề xuất (Người theo dõi hoặc đã mua được dự đoán tiếp tục mua).
– Quan tâm hàng mới về (Người mua có khả năng cao quan tâm hàng mới về).
Bạn được phép gửi mỗi nhóm 1 tin nhắn/tuần. Nếu bạn gửi và có tỷ lệ đọc, phản hồi tích cực thì sẽ được tăng thêm lượt gửi.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên gửi khi thật sự có ưu đãi (giảm giá, voucher) cho khách hàng. Nên gửi vào trước ngày chiến dịch sàn 01 ngày và vào khung giờ thường online. Tin nhắn quảng bá chỉ được phép gửi từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối.
b. Chăm sóc khách hàng cũ
Tuy trên Shopee đã có tính năng “Tin nhắn quảng bá” để gửi tin đến khách cũ. Tuy nhiên, giới hạn nằm ở số lượng tin nhắn, câu từ và dễ bị khách hàng chặn vì thấy phiền. Do đó, bạn cần có kênh chăm sóc khách hàng đã mua hàng riêng cho mình.
Hiện tại, với thói quen sử dụng hàng ngày thì Zalo cá nhân chính là kênh phù hợp nhất. Trong mỗi đơn hàng bạn nên kèm theo “thư cảm ơn” để cảm ơn khác hàng của mình. Đồng thời, kèm theo mã QR dẫn về Zalo kèm lời gợi mở hấp dẫn. Ví dụ: Kết bạn với shop nhé, bên mình thường xuyên có sản phẩm mới và Flashsale hàng tuần tri ân khách cũ.
Đo lường tỳ lệ khách hàng đã quét mã bằng các trang web rút gọn link trước khi tạo mã QR. Tỷ lệ hiển thị bài viết trên Zalo hiện tại là 100%. Mỗi ngày bạn đăng từ 1-3 bài viết mới về sản phẩm lên Zalo để khách hàng nhớ đến bạn.
Lưu ý: Không nên gửi hàng loạt tin nhắn cho khách hàng qua Zalo. Họ sẽ thấy bạn phiền và hủy kết bạn ngày. Do đó, hãy thu hút những người quan tâm shop vào một group chat Zalo khác. Khi bạn có ưu đãi, voucher, chiến dịch sàn, … thì hãy gửi vào group Zalo. Tần suất gửi tin trên group Zalo nên giới hạn 1-2 tin/tuần, tránh spam khách hàng.

10. Xây dựng kênh truy cập ngoại sàn
a. Tận dụng mạng xã hội mạnh
Làm chủ luồng truy cập thì bạn có thể bán hàng bất kỳ đâu. Thật vậy, nếu bạn có Facebook cá nhân uy tín, Fanpage và group Facebook nhiều thành viên tương tác thì bạn rất dễ để bán hàng trên Shopee.
Việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn khách hàng trên Shopee sẽ làm bạn trở nên bị động. Hãy tự chủ luồng truy cập cho mình qua các mạng xã hội cực mạnh hiện nay. Điển hình Facebook, Youtube, Zalo, Tiktok, …
Bạn bán quần áo trẻ em thì xây group Facebook “Chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ em” hoặc “Thời trang trẻ em Quảng Châu, VNXK đẹp, rẻ”. Tùy theo đối tượng bạn hướng đến để chọn tên và nội dung group cho phù hợp.
Lưu ý: Khi bán hàng trên mạng xã hội hãy viết bài để khách tự mua, đừng chỉ chăm chăm vào sản phẩm đang bán.
Ví dụ: Chia sẻ về vấn đề muỗi cắn có thể gây ra các vấn đề gì ở trẻ, sau đó chia sẻ một số dòng sản phẩm phòng ngừa. Trong đó có sản phẩm của mình, mình đã từng dùng rồi và chia sẻ, dẫn kèm link mua hàng ở bình luận.
Mình cam đoan rằng, nếu bạn có dịp tâm sự với các chủ shop lớn trên Shopee ngành mẹ bé thì sẽ đến 80% shop phát triển group Facebook.

b. Tự xây kênh riêng của mình
Nếu bạn có nhiều nhân sự và hiểu biết hơn về công nghệ thì nên tự xây thêm kênh của riêng mình. Có rất nhiều kênh không tốn nhiều phí nhưng hiệu quả cao. Như website dạng review sản phẩm, blog tâm sự, telesales trực tiếp khi có data.
Với kênh tự xây sẽ gặp những trở ngại ban đầu đó là hiệu quả. Sẽ khá lâu để có hiệu quả và thường bạn sẽ bị nản, lạc đường trước khi có kết quả. Do đó, nếu bạn đã làm tốt các cách ở trên thì hãy làm thêm cách này.
Hiện các công ty ở Việt Nam đang có xu hướng tự tạo app riêng cho mình. Đây là cách tự xây kênh riêng để nuôi dưỡng khách hàng và giảm phụ thuộc vào các nền tảng khác.
Tổng kết cách tăng doanh số bán hàng trên Shopee
Mình đã giới thiệu đến bạn 10 cách tăng doanh số bán hàng trên Shopee. Mình tin rằng nếu bạn làm dần dần theo những cách này thì shop của bạn sẽ cải thiện. Hãy cho mình biết nếu bạn đã áp dụng bài viết này và mang lại kết quả cho bạn. Xin cảm ơn!
ĐĂNG KÝ HỌC THỬ 01 BUỔI MIỄN PHÍ
KHAI GIẢNG LIÊN TỤC HÀNG TUẦN Có thể học trực tiếp hoặc Online
HỌC VIỆN NUU - ĐÀO TẠO BÁN HÀNG ONLINE UY TÍN
VP điều hành: 61/12 Đường số 19, P.8, Gò Vấp, TP.HCM
Chi nhánh 1: 224 Điện Biên Phủ, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Chi nhánh 2: 59 Cao Thắng, P.3, Q.3, TP.HCM
📞 Hotline 01: 0938.438.818
📞 Hotline 02: 0886.713.219
Thời gian làm việc: 08h30 – 21h00
Website: https://nuu.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/hocviennuu/
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Có Nên Mua Nick Shopee Trắng Để Tạo Gian Hàng Trên Shopee?
MỤC LỤC6. Tăng đơn cùng KOL (tiếp thị liên kết)a. Tạo hoa hồng tiếp thị
Xu hướng kinh doanh thương mại điện tử HOT nhất hiện nay
MỤC LỤC6. Tăng đơn cùng KOL (tiếp thị liên kết)a. Tạo hoa hồng tiếp thị
Th9
Cách Đăng Ký Freeship Xtra Trên Shopee – Hướng Dẫn Chi Tiết & Lợi Ích
MỤC LỤC6. Tăng đơn cùng KOL (tiếp thị liên kết)a. Tạo hoa hồng tiếp thị
Cách Chỉnh Hết Hàng Trên Shopee – Có Thể Bạn Chưa Biết
MỤC LỤC6. Tăng đơn cùng KOL (tiếp thị liên kết)a. Tạo hoa hồng tiếp thị
Hướng Dẫn Tạo Gian Hàng Shoppe Trên Điện Thoại Đơn Giản Nhất
MỤC LỤC6. Tăng đơn cùng KOL (tiếp thị liên kết)a. Tạo hoa hồng tiếp thị
Cách Đăng Sản Phẩm Lên Shopee Bằng Điện Thoại
MỤC LỤC6. Tăng đơn cùng KOL (tiếp thị liên kết)a. Tạo hoa hồng tiếp thị