1. Khái niệm phân tích từ khóa
Từ khoá là những cụm từ mà khách hàng (Người dùng) sẽ gõ vào công cụ tìm kiếm của Google khi họ đang muốn tìm hiểu bất kỳ một thông tin hoặc tìm mua một sản phẩm/ dùng 1 dịch vụ nào đó trên kênh online
Có thể nói từ khoá chính là “cầu nối” giữa khách hàng với doanh nghiệp của bạn. Vì vậy muốn chạy quảng cáo tìm kiếm Google thì việc lựa chọn từ khoá là 1 trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc thành công của chiến dịch quảng cáo đó
Khi phân tích từ khoá chúng ta sẽ biết được nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm/Dịch vụ của chúng ta có dung lượng như nào (Cao hay thấp) từ đó chúng ta sẽ hiểu được khách hàng hơn và chúng ta sẽ biết được nên lựa chọn từ khoá nào là thích hợp để tiến hành sử dụng chúng để chạy quảng cáo cho hiệu quả.
Để làm được việc này chúng ta sẽ sử dụng công cụ hỗ trợ từ Google Hoàn Toàn Miễn Phí có tên là:
Google Keyword Planner (Công cụ Lập Kế Hoạch Từ Khoá)
Google Keyword Planner (Công cụ Lập Kế Hoạch Từ Khoá) là một công cụ giúp tìm các ý tưởng từ khóa mới cho các chiến dịch trên Mạng Tìm kiếm có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và khách hàng mục tiêu của mình. Công cụ lập kế hoạch từ khóa sẽ hiển thị cho bạn số liệu thống kê lịch sử, chẳng hạn như dữ liệu về lượng tìm kiếm các từ khóa này để bạn có thể quyết định xem có thêm chúng vào chiến dịch của mình không.
Các chức năng chính của Google Keyword Planner (Công cụ Lập Kế Hoạch Từ Khoá)
- Tìm kiếm ý tưởng từ khóa và ý tưởng nhóm quảng cáo dựa trên các cụm từ mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ, trang web của bạn hoặc danh mục sản phẩm có liên quan đến những gì bạn đang quảng cáo. Bạn cũng có thể nhập hoặc tải lên danh sách từ khóa. Và bạn có thể nhân hai hoặc nhiều danh sách từ khóa để tạo danh sách mới kết hợp các từ khóa của bạn.
- Nhận thống kê lịch sử, như số lần mọi người đã tìm kiếm một từ khóa hoặc mức độ cạnh tranh của từ khóa đó.
- Bạn cũng có thể nhận ước tính lưu lượng truy cập, như số lượng nhấp chuột và số lần hiển thị mà từ khóa của bạn có thể nhận được cho một giá thầu và số tiền ngân sách nhất định.
2. Các yếu tố cốt lõi
Điều quan trọng mà bạn cần nắm được để tạo 1 chiến dịch quảng cáo tìm kiếm hiệu quả đó là lựa chọn được từ khoá nào phù hợp nhất để sử dụng chạy quảng cáo
Các từ khoá được chọn cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
Suy nghĩ giống như một khách hàng khi tạo danh sách
Hãy viết ra các danh mục chính của doanh nghiệp của bạn, sau đó viết ra những từ khóa hoặc cụm từ có thể nằm trong mỗi danh mục đó. Bao gồm các từ khóa hoặc cụm từ mà khách hàng sẽ sử dụng để mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
+ Từ khoá phải có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà đang cung cấp
+ Từ khoá khách hàng tìm kiếm và trang web mình đang quảng cáo (sau khi khách hàng tìm kiếm và bấm vào quảng cáo phải được đưa về trang web) thì phải có nội dung liên quan đến nhau
+ Tập trung chọn những từ khoá có nhu cầu “nóng” thay vì chọn những từ khoá chỉ ở mức độ đang tìm hiểu
Ví dụ: cửa hàng của bạn là kinh doanh về thuốc trị viêm xoang thì mình nên chọn từ khoá là chữa/trị/thuốc viêm xoang.. thay vì chạy những từ khoá triệu chứng viêm xoang, viêm xoang là gì..v..v
+ Nhóm các từ khoá tương tự ý nghĩa của nhau thành 1 nhóm từ khoá
Ví dụ: Nếu sở hữu cửa hàng giày, bạn có thể nhóm các từ khoá của bạn đã tải về thành 2 nhóm từ khoá, 1 cho giày thể thao và 1 cho giày cao gót. Nhóm từ khoá cho giày chạy bộ sẽ chứa các từ khoá liên quan đến giày chạy bộ như là “giày thể thao”, “giày chạy bộ”, “giày thể dục”. Tương tự như vậy nhóm quảng cáo cho giày cao gót có thể bao gồm các từ khóa như “giày cao gót” và “giày cao gót kiểu công sở”…..
Bằng cách đó, khách hàng tiềm năng có thể thấy quảng cáo của bạn về giày cao gót khi họ tìm kiếm “giày cao gót”—chứ không phải khi họ tìm kiếm “giày chạy bộ”.
+ Chọn số lượng từ khóa phù hợp
Google khuyên bạn nên sử dụng 5 – 20 từ khóa cho mỗi nhóm quảng cáo. Tuy nhiên, bạn có thể có nhiều hơn 20 từ khóa trong một nhóm quảng cáo nếu muốn. Hãy nhớ rằng, mỗi nhóm quảng cáo cần chứa các từ khóa có liên quan trực tiếp đến chủ đề của nhóm đó.
>>> Hướng dẫn Chạy Google Adwords Đơn Giản Dễ Làm
>>> Tạo quảng cáo Youtube Nhanh Nhất Ai Cũng Làm Được
>>> Thiết Lập Quảng Cáo Google Tìm Kiếm Cơ bản Nhanh Chóng
3. Thực hành
3.1 Tạo tài khoản Gmail
(nếu bạn đã có Gmail thì bỏ qua bước này)
Bước 1: Bạn truy cập vào trang web: www.gmail.com. Sau đó sẽ xuất hiện giao diện như hình bên dưới. Sau đó bạn bấm vào “create account” để tạo tài khoản mới
Bước 2: điền đầy đủ các thông tin để tạo 1 tài khoản mới -> Sau đó chọn “Next”
Bước 3: Sau khi bạn tạo gmail xong thì bạn sẽ có 1 giao diện như thế này.
3.2 Tạo tài khoản Quảng cáo Google Ads
Bước 01: Truy cập vào website: https://ads.google.com/ sau đó chọn vào chữ đăng nhập
Bước 02: Bấm chọn vào “+ Tài khoản Google Ads Mới”
Bước 03: Lưu ý bước này bạn phải chọn “Bạn đã có kinh nghiệm sử dụng Google Ads”. Bởi vì nếu bạn thiết lập mục tiêu như hướng dẫn của Google thì tới bước cuối cùng Google sẽ bắt buộc bạn phải thêm thẻ Ngân Hàng vào để hoàn tất thiết lập. Nếu bạn không thêm thẻ vào thì bạn sẽ đứng ở bước cuối đó và không thể vào được trình quản lý quảng cáo của Google
Bước 04: Chọn tiếp vào Tạo tài khoản mà không cần tạo chiến dịch
Bước 05: Đây là giao diện của trình quản lý quảng cáo của Google.
Sau này bạn có thể vào đây để tạo quảng cáo Google hoặc theo dõi, quản lý, tuỳ chỉnh tất cả những quảng cáo mà bạn đã từng tạo trước đó.
Bước 06: Tiếp theo bạn chọn vào “Công cụ và cài đặt” sau đó chọn vào “công cụ lập kế hoạch từ khoá”
Bước 07: Ở đây bạn sẽ thấy có 2 tab: Khám phá các từ khoá mới và Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm
+ Khám phá các từ khoá mới: Nhận các ý tưởng từ khóa có thể giúp bạn tiếp cận những người quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn – Cụ thể thì Tab này có chức năng giúp gợi ý cho chúng ta thêm nhiều từ khoá mà người dùng đã từng gõ vào công cụ tìm kiếm của Google để tìm hiểu. Từ đó chúng ta có thể tổng hợp và phân nhóm chúng để sử dụng chạy quảng cáo Google tìm kiếm
+ Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm: Xem lượng tìm kiếm và các chỉ số lịch sử khác cho từ khóa của bạn, cũng như thông tin dự đoán về cách các từ khóa đó có thể hoạt động trong tương lai – Google sẽ dự đoán cho bạn trong tương lai với từ khoá mà bạn dự định chạy quảng cáo sẽ đat được kết quả như thế nào. Ví dụ bao nhiêu hiển thị, bao nhiêu nhấp chuột, CPC bao nhieu, vị trí trung bình bao nhiêu ..v.v..
Ở đây chúng ta sử dụng Công cụ lập kế hoạch từ khoá để nhằm mục tiêu chính là tìm từ khoá phù hợp để sử dụng chạy quảng cáo. Vì thế chúng ta sẽ lựa chọn là Khám phá các từ khoá mới.
Bước 08: Ở đây bạn sẽ lại thấy có 2 tab tuỳ chọn là “Bắt đầu bằng các từ khoá” và “Bắt đầu bằng một trang Web”
– “Bắt đầu bằng các từ khoá”: Bạn chỉ cần Nhập sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan mật thiết đến doanh nghiệp của bạn … Từ đó Google sẽ tự động liệt kê ra cho bạn các từ khoá khác mà Liên Quan đến từ khoá ban đầu bạn đã nhập.
Lưu ý các từ khoá được liệt kê ra là dựa theo lịch sử của người dùng đã từng tìm kiếm trên công cụ Google Search. Vì thế bạn có thể dùng nó để phân tích dung lượng thị trường và dùng nó để chọn làm từ khoá chạy quảng cáo
– “Bắt đầu bằng một trang Web”: Bạn Nhập một miền hoặc một trang để tìm từ khóa. Lúc này Google sẽ tự động quét trên website đó, từ khoá nào trên website được nhiều người tìm kiếm thì Google sẽ tự động gợi ý ra cho bạn để bạn có thể phân tích và dùng để làm từ khoá chạy quảng cáo
Tuy nhiên để đảm bảo mức độ chính xác và dễ dàng trong việc phân tích thì chúng ta nên chọn “Bắt đầu bằng các từ khoá” để chủ động tìm thêm các từ khoá theo mong muốn của mình.
Cụ thể ở đây chúng tôi ví dụ từ khoá: “Quần nam” -> Sau đó bạn bấm vào Nhận kết quả
GỢI Ý HAY: Khóa Học Quảng Cáo Google Tại Quận Phú Nhuận
Bước 09: Một số thông số bạn cần biết như sau (Như các ô đỏ trong hình)
- Các địa điểm: Nhập vị trí địa lý, bao gồm quốc gia, lãnh thổ, vùng và thành phố vào hộp. Nhấp vào “Lân cận” để nhận ý tưởng về vị trí gần với vị trí bạn đã nhập. Nếu bạn muốn nhắm mục tiêu toàn cầu, hãy xóa bất kỳ vị trí nào bạn đã nhập trước đây. Làm như vậy sẽ tự động đặt nhắm mục tiêu của bạn thành “Tất cả vị trí”. – Bạn chọn vị trí địa lý nào thì số liệu sẽ thống kê ở vị trí địa lý đó.. Ví dụ: bạn chọn Hồ chí minh thì Google sẽ chỉ liệt kê số liệu người tìm kiếm ở khu vực Hồ Chí Minh mà thôi.
- 12 tháng trước: Tính năng này cho phép bạn điều chỉnh phạm vi ngày để xem xu hướng lượng tìm kiếm trong các khoảng thời gian cụ thể và nhận đề xuất cho các từ khóa có liên quan hơn trong những thời điểm nhất định trong năm. Ví dụ hiện tại trong hình đang chọn là 12 tháng trước, tức là số liệu đang liệt kê là số liệu của 12 thàng vừa qua.
- Từ khoá (Theo mức độ liên quan): Đây là nơi liệt kê các từ khoá liên quan dựa theo từ khoá ban đầu bạn đã nhập vào
- Số lần tìm kiếm trung bình hàng tháng: Số lần tìm kiếm trung bình hàng tháng (“Số lần tìm kiếm TB hàng tháng”) cho biết số lần tìm kiếm trung bình của từ khóa này và các biến thể gần tương đương. Bạn có thể sử dụng thông tin này để xem mức độ phổ biến của các từ khóa vào các thời điểm khác nhau trong năm.
- Cạnh tranh: Cho biết mức độ cạnh tranh của vị trí đặt quảng cáo đối với một từ khóa. Mức độ cạnh tranh—thấp, trung bình hoặc cao— được xác định bởi số lượng nhà quảng cáo đặt giá thầu cho mỗi từ khóa có liên quan đến tất cả từ khóa trên Google. Nếu Google không có đủ dữ liệu, bạn sẽ thấy dấu gạch ngang (-).
- Giá thầu đầu trang (phạm vi mức giá thấp): “Giá thầu đầu trang (thấp)” cho thấy tập hợp các giá thầu mà trước đây nhà quảng cáo đã trả thấp hơn cho giá thầu đầu trang của từ khóa. Các từ khóa có thể có CPC trung bình khác nhau.
- Giá thầu đầu trang (phạm vi mức giá cao): “Giá thầu đầu trang (phạm vi mức giá cao)” cho thấy phạm vi mức giá cao hơn mà các nhà quảng cáo trước đây đã trả cho giá thầu đầu trang của từ khóa. CPC trung bình của từ khóa có thể khác nhau.
Bước 10: Sau khi có được bảng thống kê từ khoá thì bạn sẽ tick chọn những từ khoá nào bạn mà muốn tải về -> Sau đó bấm vào nút “Thêm từ khoá”
Lưu ý: Bạn chỉ nên chọn những từ khoá mà nó phải có liên quan đến sản phẩm/Dịch vụ của bạn đang cung cấp. Không chọn những từ khoá không liên quan
Sau khi mà từ khoá đã được thêm vào kế hoạch thì bạn sẽ thấy Google hiện ra dòng dữ trong Tab Trạng thái tài khoản là: Trong kế hoạch như hình bên dưới
Bước 11: Tiếp theo bạn chọn vào tab “Từ khoá” bên tay trái màn hình. Sau đó chọn mũi tên chỉ xuống để tải về các từ khoá mà bạn đã thêm vào kế hoạch
Bước 12: Chọn Thông tin dự đoán của kế hoạch (.CSV). Sau đó bạn đợi vài giây thì bảng từ khoá của bạn sẽ được tải về máy tính.
Bước 13: Bước tiếp theo là bạn mở file Excel (Bảng từ khoá) mà bạn vừa tải về lên. Thì sẽ thấy giao diện như hình bên dưới.
Bước 15: bạn cần xoá đi những dòng và cột không cần thiết để thuận tiện cho việc tập trung lập bảng từ khoá (Thao tác như hình bên dưới)
Xoá các dòng như hình bên dưới bằng cách tô đen các dòng đó rồi bấm chuột phải -> chọn delete …
Bước 16: Sau khi xoá đi các dòng và cột không cần thiết thì bạn đã có được bảng từ khoá hoàn chỉnh
3.3 Chia nhóm từ khoá
Định nghĩa: Chia nhóm từ khoá là việc bạn sẽ gom các từ khoá có liên quan nhau lại thành 1 nhóm.
Vì sao cần phải chia nhóm từ khoá:
Nếu các từ khoá mà chúng ta không phân nhóm chúng ra, mà gộp hết tất cả vào 1 nhóm thì sẽ xảy ra tình huống như sau:
Ví dụ: Bạn để 2 từ khoá quần jean nam và từ khoá quần short nam vào chung một nhóm thì rất có thể khách hàng tìm từ khoá về quần jean lại ra thông điệp của quần short Hoặc ngược lại khách hàng tìm từ khoá về quần short lại thấy thông điệp của quần jean.
Vì thế bạn cần tách ra 1 nhóm từ khoá về quần jean nam và 1 nhóm về quần short nam để những thông điệp khách hàng tìm của nhóm từ khoá nào cũng sẽ được hiển thị theo nhóm từ khoá đó.
Tiêu chí cơ bản để chia nhóm:
Để các từ khoá có thể vào cùng 1 nhóm thì chúng cần đảm bảo 2 tiêu chí sau:
+ Các từ khoá phải có cùng ý nghĩa với nhau (Lý do có tiêu chí này thì đã được giải thích ở phần Vì sao cần phải chia nhóm từ khoá)
+ Các từ khoá phải có chứa cụm từ giống nhau (Vì Google sẽ xem xét nếu cụm từ không giống nhau – mặc dù cùng ý nghĩa thì Google vẫn sẽ trừ điểm chất lượng quảng cáo của chúng ta)
Ví dụ: điều trị bệnh viêm xoang và chữa bệnh viêm xoang… Hai từ khoá này có ý nghĩa giống nhau (Đã đảm bảo được tiêu chí 1) nhưng Robot của Google sẽ không hiểu và thấy cụm từ “điều trị” và “chữa” là khác nhau, nên Google sẽ trừ điểm chất lượng quảng cáo của bạn. Vì thế mình có thể chia Điều trị làm 1 nhóm riêng và chữa là 1 nhóm riêng.
Bảng chia nhóm mẫu cho bạn tham khảo:
3.4 Đối sánh từ khoá
Bạn không cần phải copy hết tất cả các từ khoá mà bạn đã tìm và chia nhóm vào quảng cáo của mình, vì theo Google khuyên thì 1 nhóm quảng cáo chỉ nên chứa tối đa từ 5-10 từ khoá là dễ quản lý và tối ưu nhất. Vậy nếu trong 1 nhóm từ khoá của bạn có lên đến 50 từ khoá, thậm chí 100 từ khoá…v.v.. thì bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? Quản lý các từ khoá sẽ trở nên khó khăn hơn, và tốn nhiều chi phí hơn..v..v.
C
hính vì thế mà Google đã cho ra đời : Đối sánh từ khoá
3.4.1 Lợi ích:
Mục tiêu là để tiết kiệm lại chi phí, nhắm đúng đối tượng mình cần và chỉ cần đưa 1 từ khoá thì khách hàng search từ khoá tương tự cũng có thể tìm thấy quảng cáo của bạn.
Loại đối sánh từ khóa giúp kiểm soát những tìm kiếm nào trên Google có thể kích hoạt quảng cáo của bạn. Vì vậy, bạn có thể sử dụng đối sánh rộng để hiển thị quảng cáo của mình cho một nhóm đối tượng rộng hoặc bạn có thể sử dụng đối sánh chính xác để tập trung vào những nhóm khách hàng cụ thể.
3.4.2 Các loại đối sánh của Google:
Đây là loại từ khóa tiếp cận được nhiều người nhất. Đồng thời chi phí cho loại này cũng cao nhất so với các loại còn lại. Khi khách hàng tìm kiếm trên các từ, cụm từ tương tự và biến thể gần đúng hay các từ đồng nghĩa có liên quan với từ khoá của bạn thì quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện.
Hình thức: Từ khoá
Ví dụ đối sánh rộng: quần áo sỉ
Khách hàng tìm: quần áo sỉ, mua áo sỉ, bán quần sỉ, mua áo sỉ tại tphcm …v..v..
(2). Công cụ sửa đổi đối sánh rộng
Giống với đối sánh rộng tuy nhiên các từ khoá được ký hiệu dấu công (+) phía trước phải được xuất hiện thì quảng cáo của bạn mới đủ điều kiện hiển thị.
Hình thức: +Từ +khoá
Ví dụ Công cụ sửa đổi đối sánh rộng : +quần + sỉ
Tìm kiếm có thể đối sánh : nguồn sỉ áo quần, áo quần giá sỉ, chuyên sỉ lẻ quần áo, quần giá sỉ
(3). Đối sánh cụm từ
- Đối sánh cụm từ cho phép từ khóa kích hoạt quảng cáo để chỉ hiển thị khi có ai đó tìm kiếm cụm từ khóa chính xác hoặc các biến thể gần đúng của cụm từ khóa chính xác của bạn cùng với những từ có thể có khác trước hoặc sau cụm từ đó. Các biến thể gần đúng bao gồm lỗi chính tả, dạng số ít và số nhiều, cụm từ viết tắt, biến thể từ gốc (chẳng hạn như sàn và làm sàn), chữ viết tắt và dấu.
- Ví dụ: khi bạn thêm “nuôi mèo con” làm từ khóa đối sánh cụm từ, bạn cho Google Ads biết để cố gắng chỉ hiển thị quảng cáo của bạn khi tìm kiếm của ai đó bao gồm “nuôi mèo con” hoặc các biến thể gần đúng của “nuôi mèo con”, chẳng hạn như “cách nuôi mèo con”.
Hình Thức: “từ khoá”
Ví dụ thêm :Đối sánh cụm từ : “quần áo sỉ”
Tìm kiếm có thể đối sánh : quần áo sỉ, mua quần áo sỉ, bán quần áo sỉ…
(4). Đối sánh chính xác
khách hàng phải tìm chính xác từ khoá mà bạn đã đặt ra thì quảng cáo mới được xuất hiện (bao gồm sai chính tả, có dấu hoặc không dấu).
Hình thức: [Từ khoá]
Ví dụ Đối sánh chính xác : [quần áo sỉ]
Tìm kiếm có thể đối sánh : quần áo sỉ, quan ao si
3.4.3 Tóm tắt các dạng đối sánh
3.4.4 So sánh các loại đối sánh
4. Video hướng dẫn thực hành phân tích từ khóa chi tiết
ĐĂNG KÝ HỌC THỬ 01 BUỔI MIỄN PHÍ
KHAI GIẢNG LIÊN TỤC HÀNG TUẦN Có thể học trực tiếp hoặc Online
HỌC VIỆN NUU - ĐÀO TẠO BÁN HÀNG ONLINE UY TÍN
- VP điều hành: 61/12 Đường số 19, P.8, Gò Vấp, TP.HCM
- Chi nhánh 1: 224 Điện Biên Phủ, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
- Chi nhánh 2: 59 Cao Thắng, P.3, Q.3, TP.HCM
- 📞 Hotline 01: 0938.438.818
- 📞 Hotline 02: 0938.883.047
- Thời gian làm việc: 08h30 – 21h00
- Website: https://nuu.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/hocviennuu/
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cám Ơn Bạn Đã Đăng Ký Khóa Quảng Cáo Google
MỤC LỤC1. Khái niệm phân tích từ khóa2. Các yếu tố cốt lõiSuy nghĩ giống
Tất tần tật về Google Ads và Google Ads mạng hiển thị cho người mới bắt đầu
MỤC LỤC1. Khái niệm phân tích từ khóa2. Các yếu tố cốt lõiSuy nghĩ giống
Th3
Quảng Cáo Google Tìm Kiếm – Hiểu Insight Khách Hàng Trước Khi Bắt Đầu Hành Động
MỤC LỤC1. Khái niệm phân tích từ khóa2. Các yếu tố cốt lõiSuy nghĩ giống
Th8
Ngân Sách Và Giá Thầu Khi Quảng Cáo Trên Google – Hiểu Bản Chất Tiết Kiệm Lên Đến 50% Chi Phí
MỤC LỤC1. Khái niệm phân tích từ khóa2. Các yếu tố cốt lõiSuy nghĩ giống
Th6
Chi Phí Quảng Cáo Website – Chi Tiết Đầy Đủ
MỤC LỤC1. Khái niệm phân tích từ khóa2. Các yếu tố cốt lõiSuy nghĩ giống
Th6
Có Nên Chạy Quảng Cáo Google Không ? Những Câu Chuyện Quảng Cáo Gây Thiệt Hại Lớn Cho Các Thương Hiệu
MỤC LỤC1. Khái niệm phân tích từ khóa2. Các yếu tố cốt lõiSuy nghĩ giống
Th5