Lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa qua 7 phần

Lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa. Đây chính là điều quan trọng quyết định đến sự thành công cho phòng khám. Nhưng làm thế nào để có một kế hoạch marketing cho phòng khám nha khoa hoàn hảo. Bài này chúng tôi sẽ chia sẻ bí quyết lập kế hoạch marketing cho phòng khám nha khoa chuẩn nhất hiện nay.

Tại sao nên lập kế hoạch marketing cho phòng khám nha khoa

Đây là câu hỏi khó cho tất cả mọi người. Có cũng được, không có cũng được. Điều này không phụ thuộc vào chúng tôi hay bất cứ ai mà chính là phụ thuộc mong muốn của bạn.

Kế hoạch marketing cho phòng khám nha khoa nếu bạn muốn phòng khám mình đủ sức cạnh tranh trên thị trường, phòng khám của mình phát triển và vươn xa thì nên lập một chiến lược cụ thể nhằm có một bức tranh tổng thể về thị trường, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp dựa trên nguồn lực của chính mình.

Kế hoạch marketing cho phòng khám nha khoa thực tế như các bạn thấy, hiện nay nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhu cầu làm đẹp và đặc biệt là nhu cầu sức khỏe răng miệng đang ngày càng tăng cao. Nhận thấy được điều đó, bên cạnh làm việc cho trung tâm, bệnh viện nha khoa, các nha sĩ còn mở thêm nhiều phòng khám bên ngoài để đáp ứng cho thị trường. Tuy nhiên, với việc kinh doanh hàng loạt đã dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt giữa các phòng khám. Các mô hình vừa và nhỏ phải luôn chật vật cạnh tranh với các phòng khám lớn vì khách hàng hầu như không biết đến họ.

Lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa
Lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa

Với Marketing, thương hiệu phòng khám sẽ trở nên nổi bật hơn trên thị trường, và đó cũng là lý do vì sao các cơ sở lớn dù giá cả “trên trời” nhưng các “thượng đế” vẫn thích lui tới, thậm chí chưa kể đến tay nghề kỹ thuật có khi cũng chỉ tương đương với phòng khám khác.

Vậy để thực hiện một kế hoạch marketing cho phòng khám nha khoa đúng đắn, bạn cần phải làm những gì?

Các kế hoạch cần chuẩn bị để mở phòng khám nha khoa

  1. Kế hoạch về nhân sự

Đội ngũ y bác sĩ, y tá và nhân viên trong kế hoạch nhân sự cho việc lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa bao gồm:

– Giám đốc phòng khám: tổng quản lí và điều hành chỉ đạo cách thức thực hiện thăm khám, điều trị cho bệnh nhân cho đội ngũ bác sĩ trong phòng khám. Bộ khung cơ bản GĐ đã lựa chọn (họ sẽ phụ trách tuyển y tá cho khoa họ và tư vấn về máy móc thiết bị cửa khóa).

– Nhân viên: 3 lễ tân, 2 nhân viên Hành chính (hỗ trợ đưa đón bệnh nhân và phụ bác sĩ đánh máy bệnh án…) 02 bảo vệ; 01 tạp vụ; 03 Kế toán(1 kế toán tổng hợp và 01 kế toán viên, 01 thủ quỹ kiêm thủ kho; 04 Kinh doanh và quản lý cửa hàng thuốc; 03-04 bán hàng tại quầy thuốc và thiết bị dụng cụ (02 ca).

– Ngoài ra, cần có các điều dưỡng viên và y tá khoảng 8 người.

Kế hoạch về nhân sự trong lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa ưu điểm lớn nhất là công tác chuẩn bị chu đáo, đội ngũ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ có đội ngũ bác sĩ công tác chuẩn bị chu đáo từ phòng khám mà không có bệnh nhân để phục vụ thì cũng như kế hoạch nằm trên giấy, bởi yếu tố thành công và đem lại doanh thu cho phòng khám chính là bệnh nhân. Do vậy, kế hoạch nhân sự là một yếu tố cần quyết định chất lượng phòng khám nhưng chưa đủ.

Các Bạn Có Thể Tham Khảo Thêm Những Thông Tin Hữu Ích Về Marketing Phòng Khám Nha Khoa Hiệu Qủa Nhất
>>> Pr Phòng Khám Nha Khoa Như Thế Nào Để Hiệu Quả
>>> Chiến Lược Marketing Cho Phòng Khám Nha Khoa Đơn Giản ?
>>> Vai Trò Của Marketing Cho Phòng Khám Nha Khoa
  1. Kế hoạch trang thiết bị, vật chất, địa điểm

Kế hoạch trang thiết bị, vật chất trong lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa cũng là một yếu tố không thể thiếu bởi đây là công cụ giúp hoạt động khám chữa bệnh hiệu quả. Đồng thời, bạn cần lập dự trù những máy móc, thiết bị, VPP, vật tư phục vụ văn phòng và soạn thảo quy chế, quy trình sử dụng, theo dõi…

Trang thiết bị, vật chất cho phòng khám trong lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa bao gồm:

–  Lắp rèm cửa cho toàn bộ tòa nhà

– Máy tính và máy in, mạng, máy fax, máy điện thoại

– Văn phòng phẩm

–  Bàn ghế làm việc của văn phòng (của phòng khám bác sĩ chọn riêng)

– Quần áo bác sỹ, y tá, điều dưỡng, quần áo cho người khám bệnh, ga, đệm…

– Trang phục của Lễ tân bảo vệ.

– Thiết kế và in bảng hiệu của phòng khám

Trong kế hoạch kinh doanh nha khoa thì trang thiết bị là khâu quan trọng và tiêu tốn rất nhiều đến tài chính và khả năng lựa chọn trang thiết bị của người thực hiện cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Song đây vẫn chưa là yếu tố quyết định doanh thu cảu phòng khám bởi đội ngũ y bác sĩ giỏi đến đâu,cơ sở vật chất hiện đại tốt như thế nào mà không có bệnh nhân, chẳng ai biết đến phòng khám thì cũng thất bại. Do vậy, bên cạnh trang thiết bị vật chất phòng khám thì việc lựa chọn địa điểm cho phòng khám cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu.

  1. Kế hoạch về tài chính

Kế hoạch về tài chính trong lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa là yếu tố tiên quyết cho những kế hoạch khác bởi nếu không có tài chính thì các kế hoạch khác chỉ dừng lại trên giấy. Do vậy phải xác định được mục tiêu tài chính để đảm bảo dòng tiền cho phòng khám của bạn hoạt động ổn định. Nếu kế hoạch về tài chính không được chuẩn bị cụ thể rõ ràng và vận hành đúng thì sẽ tốn rất nhiều chi phí mà hiệu quả đem lại không như bạn mong đợi.

Do vậy, việc đầu tư tiền bạc vào những kế hoạch nào cần phải tính toán kĩ lưỡng, đặc biệt bạn phải tính toán được mỗi tháng bạn thu về cho phòng khám bao nhiêu? Đây là yếu tố quyết định kế hoạch về tài chính có thành công hay không. Tuy nhiên, việc tính toán cho việc chi tiêu cho phòng khám phải được thực hiện dựa trên chiến lược rõ ràng, có đội ngũ giỏi trong marketing mới có thể thực hiện được, việc lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa mới thành công như mong đợi.

  • Có nhiều bác sĩ chọn hình thức hợp tác mở phòng khám, trong đó 01 bên là nhà đầu tư có kiến thức về kinh doanh, 01 bên là bác sĩ có chuyên môn tốt. Hình thức này vừa giúp phòng khám có nguồn đầu tư tốt vừa giúp khắc phục phần hạn chế về kinh nghiệm kinh doanh của bác sĩ.
  • Cũng có trường hợp nhiều bác sĩ hợp tác với nhau cùng mở chung 01 phòng khám, tuy nhiên hình thức này thường ít đồng hành lâu dài vì mỗi bác sĩ đều muốn có một cơ sở đứng tên riêng.
  1. Kế hoạch xây dựng mối quan hệ với Bác Sĩ liên kết

Kế hoạch xây dựng mối quan hệ với Bác Sĩ liên kết trong việc lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa mục đích chính là tạo được niềm tin ở bệnh nhân với đội ngũ bác sĩ liên kết giỏi chuyên môn đa khoa. Bên cạnh đó, phòng khám có thể dựa hơi những bác sĩ liên kết giỏi nổi tiếng đó để tạo tiếng vang cho phòng khám.

Tuy nhiên, kế hoạch xây dựng mối quan hệ với bác sĩ liên kết không hề đơn giản và dường như là không thể bởi họ giỏi thì họ cũng mở phòng khám như bạn và đó là đối đáng gờm với chính phòng khám của bạn.

  1. Kế hoạch về dịch vụ khách hàng

Kế hoạch về dịch vụ khách hàng trong lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa là yếu tố mang tính chiến lược bởi khách hàng là yếu tố quyết định công việc phòng khám của bạn có tồn tại được hay không. Chính vì vậy bạn cần phải biết:

– Khách hàng của bạn là ai?

– Họ ở đâu? chúng ta phải biết khách hàng của mình đang ở vị trí nào, như vậy chúng ta mới có thể tập trung khai thác vào thị trường đó, giúp phòng khám đạt hiệu quả tốt hơn, không tốn nhiều thời gian và lạc đường trong việc tìm kiếm khách hàng

– Nhu cầu của họ là gì? Họ bị bệnh gì, muốn khám cái gì, họ muốn dịch vụ nhanh hay chậm, …

– Khả năng chi trả của họ? Dịch vụ khám bệnh của bạn mắc hay rẻ, tầm giá như thế nào, khách hàng nào trả nổi cho dịch vụ bên bạn. Không thể nào giá dịch vụ cao cấp, mà bạn làm marketing vào phân khúc khách hàng tầm trung và thấp được.

Như vậy, dịch vụ khách hàng là yếu tố rất quan trọng trong lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa. Khi thực hiện kế hoạch này tốt sẽ mang lại số lượng khách hàng lớn cho phòng khám. Tuy nhiên việc thực hiện kế hoạch về dịch vụ khách hàng không hề đơn giản, không phải ai cũng làm được và hình thức thực kế hoạch nào cũng thành công.

  1. Xây dựng quy trình khám, chữa bệnh

Xây dựng quy trình khám, chữa bệnh trong lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa là yếu tố then chốt bởi quy trình khám chữa bệnh cần gọn gàng nhanh chóng để rút ngắn thời gian chờ, tránh gây phiền hà và tăng sự hài lòng của người bệnh, đặc biệt đối với người bệnh bảo hiểm y tế khi đến khám tại phòng khám.

Xây dựng quy trình khám, chữa bệnh giúp việc khám chữa bệnh nhanh chóng, tăng sự hài lòng cho bệnh nhân, song việc thực hiện không dễ dàng nếu không có cơ chế vận hành tốt. Tuy nhiên, yếu tố đem lại doanh thu cho phòng khám vẫn là khách hàng. Làm sao lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa thu hút được lượng khách hàng lớn, đem lại doanh thu ổn định cho phòng khám? Tất cả sẽ được giải quyết nếu bạn có kế hoạch về marketing cho phòng khám hiệu quả. Đây là yếu tố cực kì quan trọng bởi đây là nơi đem về nguồn thu cho phòng khám.

  1. Kế hoạch về marketing cho phòng khám là vấn đề quan trọng nhất

Mục đích

Mục tiêu về tài chính là đảm bảo ngân sách cho sự vận động của phòng khám còn mục tiêu marketing là đem lại số bệnh nhân sử dụng dịch vụ phòng khám. Bởi doanh thu phụ thuộc vào số lượt bệnh nhân sử dụng dịch vụ phòng khám của bạn. Do vậy đây là yếu tố cực kì quan trọng trong lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa.

Lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa chi tiết
Lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa chi tiết

Cách thức thực hiện kế hoạch marketing cho phòng khám đa khoa

Hệ thống Marketing Offline (Phương thức triển khai truyền thống)          Hệ thống marketing online, thịnh hành nhất hiện nay. Chiếm gần 80% chi phí hoạt động Marketing của phòng khám

  • Chọn vị trí để thu hút nhiều bệnh nhân, chủ yếu gần các bệnh viện để ăn theo khách tại bệnh viện. Đây là chiến lược khá hiệu quả, nhưng không phải chiến lược bền vững sau này.
  • Hình thức phát tờ rơi, phiếu giảm giá. Đây là phương thức khá củ kỹ nhưng vẫn còn hiệu quả trong một số trường hợp
  • Marketing ngay tại phòng khám bằng cách treo các băng rôn, biểu ngữ thu hút người đi ngang qua. Đây là hình thức ăn may vì không đánh trúng khách hàng mục tiêu. Hiện tại, đang mạnh nhất trong kế hoạch marketing cho phòng khám đa khoa này là các phòng khám Trung Quốc, họ khai thác một cách triệt để sức mạnh Internet cho cuộc chiến này. Không phải chỉ một vài tháng mà đã hơn 03 năm qua.

Hay một số phòng khám tại Việt Nam đều chọn kênh online làm chủ lực. Kênh Online đã giúp tăng số lượng doanh thu gấp đôi khi chưa đầy một năm. Tuy nhiên, không phải việc triển khai lúc nào cũng thành công, cái cốt lõi là sự khác biệt, chất lượng phòng khám của bạn quyết định, chứ không phải Marketing quyết định.

 Ưu và nhược điểm của kế hoạch marketing Online và Offline

  1. Ưu điểm

Kế hoạch marketing offline

– Thân thuộc với khách hàng. Marketing truyền thống đã ra đời từ rất lâu, thân thuộc với người dùng và cho thấy hiệu quả đáng kể

– Không bị phụ thuộc và internet. Có thể tiếp cận cả khách hàng không dùng internet hoặc khu vực không có internet

Kế hoạch marketing online

– Marketing online tốc độ lan truyền chóng mặt do lượng người dùng internet ngày một tăng và số người dùng điện thoại thông minh ngày một nhiều,

– Ngày càng nhiều mạng xã hội, kênh chia sẻ thông tin trên mạng

– Dễ kiếm nhân sự

– Nhiều hình thức tiếp thị lại, chi phí thấp hơn

– Linh động về mặt thời gian

– Tiếp cận đông đảo khách hàng, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian

– Khả năng tương tác cao

– Có khả năng đo lường, điều chỉnh chính xác

– Lưu trữ lượng thông tin lớn, chi phí thấp

  1. Nhược điểm

Marketing offline

– Khó khăn của hình thức tiếp thị truyền thống (marketing offline)

– Lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa hiệu quả của hình thức tiếp thị này mang lại khá cao, song cái khó trong hình thức tiếp thị truyền thống

– Tờ rơi, Brochure: có thể in sẵn để ở khu vực phòng chờ của khách hàng, để khách hàng có thể xem được các thông tin trên đó (phương pháp này khá bị động vì cần phải có lượng khách có sẵn)

– TVC: các mẩu quảng cáo trên tivi (chi phí lớn)

– Quảng cáo trên các hãng taxi: Độ phủ lớn dĩ nhiên đi kèm chi phí lớn

– Chi phí cao

– Bị giới hạn bởi không gian địa lý và thời gian

– Khả năng tương tác thấp

– Khó khăn trong đánh giá và điều chỉnh chiến lược marketing

Marketing online

– Không tiếp cận được khách khi khu vực không có internet do đó mức độ thâm nhập không đồng đều.

– Vấn đề riêng tư: Nhiều khách hàng cảm thấy bị xâm nhập đời tư.

Như vậy, lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa bằng hình thức offline hay online đều có những ưu nhược điểm riêng. Vậy khi nào cần sử dụng online, khi nào cần sử dụng offline  để việc quảng cáo cho phòng khám đa khoa đạt hiệu quả nhất. Qua những nhược điểm của hình thức quảng cáo ofline trên chắc chắn bạn đã có lựa chọn tốt nhất cho phòng khám đa khoa của mình. Tóm lại, đối với phòng khám nên chọn hình thức online là tốt nhất để mang lại hiệu quả cao nhất. 

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ 01 BUỔI MIỄN PHÍ

KHAI GIẢNG LIÊN TỤC HÀNG TUẦN Có thể học trực tiếp hoặc Online




    Đăng ký khóa họcCần tư vấn thêm

    HỌC VIỆN NUU - ĐÀO TẠO BÁN HÀNG ONLINE UY TÍN

    VP điều hành: 61/12 Đường số 19, P.8, Gò Vấp, TP.HCM Chi nhánh 1: 224 Điện Biên Phủ, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM Chi nhánh 2: 59 Cao Thắng, P.3, Q.3, TP.HCM 📞 Hotline 01: 0938.438.818 📞 Hotline 02: 0938.883.047 Thời gian làm việc: 08h30 – 21h00 Website: https://nuu.edu.vn/ Fanpage: https://www.facebook.com/hocviennuu/

    Liên hệ Mess FB