Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Marketing Online Đầy Đủ Chi Tiết Từng Bước

Trong thời điểm công nghệ ngày càng phát triển, hầu hết doanh nghiệp đều ý thức được vai trò quan trọng của việc định vị và phát triển thương hiệu của mình trên nền tảng số. Cùng với đó là thắc mắc làm cách nào để xây dựng quy trình kế hoạch marketing online, tiếp cận được khách hàng tiềm năng hiệu quả. Hôm nay Học Viện NUU sẽ cùng các bạn cùng tìm hiểu cách lập kế hoạch marketing online đầy đủ chuyên gia trong lĩnh vực marketing online áp dụng.

Phần 1: Lợi ích của việc lập kế hoạch marketing online

Cụ thể quy trình này bao gồm tối thiểu 6 bước căn bản:

Bước 1: Xác định mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing online

Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu

Bước 3: Lập kế hoạch ngân sách và nguồn lực

Bước 4: Lựa chọn kênh phân phối trực tuyến

Bước 5: Chiến lược về nội dung, phong cách

Bước 6: Đánh giá lại chiến dịch theo mục tiêu SMART

Phần 2: Hướng dẫn lập kế hoạch marketing online chi tiết

Quy trình marketing online dành cho người mới bắt đầu

Bước 1: Xác định mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing online

Trong bất kỳ một chiến dịch nào, đều có những mục tiêu cơ bản. Đầu tiên doanh nghiệp cần xác định mục tiêu kinh doanh của mình, sau đó phân phối lên mục tiêu trực tuyến.

Ví dụ bạn đang kinh doanh về lĩnh vực khách sạn và mục tiêu kinh doanh của bạn là muốn có nhiều khách hàng hơn ghé đến khách sạn của mình, thì bạn có thể áp dụng mục tiêu trực tuyến của mình như sau:

Như vậy từ một mục tiêu kinh doanh cơ bản, chúng ta có thể xác định được các mục tiêu trực tuyến căn bản để đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào mỗi mục tiêu kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu trực tuyến khác nhau cho riêng mình.

Hướng dẫn lập kế hoạch Marketing chi tiết
Hướng dẫn lập kế hoạch Marketing chi tiết

Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu

Xác định khách hàng mục tiêu hay còn gọi là vẽ chân dung khách hàng tiềm năng giúp chúng ta xây dựng nội dung thích hợp cho từng loại đối tượng khách hàng. Mỗi doanh nghiệp có thể có nhiều chân dung khách hàng mục tiêu khác nhau, qua đó chúng ta cần phải xác định được những đối tượng này là ai, từ đó đề xuất chiến lược tiếp cận phù hợp cho từng loại đối tượng.

Cụ thể, các tiêu chí để xác định khách hàng mục tiêu căn thường dựa trên các yếu tố sau:

Bước 3: Lập kế hoạch ngân sách và nguồn lực

Về kế hoạch ngân sách, khi thực hiện một chiến dịch marketing online, chi phí cho marketing, quảng cáo,… là điều không thể thiếu. Chi phí cho marketing sẽ tỉ lệ thuật với lợi nhuận của doanh nghiệp nếu chiến lược marketing online đó phát triển đúng hướng.

Chi phí marketing cho mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tùy vào chiến lược của doanh nghiệp, bạn lưu ý rằng có rất nhiều doanh nghiệp lớn vẫn chấp nhận chịu lỗ trong ngắn hạn để có được thị phần khách hàng, từ đó hoạt động vững mạnh trong tương lai. Tuy nhiên với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí marketing online online được ước lượng vào khoảng 15%-40% của lợi nhuận hàng tháng/quý/năm.

Sau khi xác định được tổng ngân sách chi cho quảng bá marketing online, doanh nghiệp sẽ có nhiệm vụ phân phối nó một cách hợp lý cho các mục tiêu mà mình vừa lập, tránh tập trung ngân sách vào mục tiêu không đem lại hiệu quả cao so với những mục tiêu khác.

Về nguồn lực, bao gồm 2 khía cạnh là nhân sự và thời gian thực hiện. Doanh nghiệp của bạn cần phân chia cụ thể công việc của từng thành viên trong đội ngũ nhân sự (lưu ý với những doanh nghiệp quy mô nhỏ một thành viên có thể phải thực hiện rất nhiều tác vụ) và thời gian để hoàn thành mục tiêu một cách hợp lý.

Bước 4: Lựa chọn kênh phân phối trực tuyến

Bạn nên xây dựng nội dung tiếp thị sao cho hiệu quả với từng kênh phân phối. Tập trung chia sẻ các giá trị nội dung có chất lượng cao, không nên quảng bá quá nhiều về bán hàng để tạo được sự tương tác tốt, xây dựng lòng yêu mến thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Bán hàng một cách gián tiếp luôn là hướng đi lâu dài cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn kinh doanh bền vững.

Bước 5: Chiến lược về nội dung, phong cách

Việc phải nổi bật trong thị trường cạnh tranh đông đúc, giữa những thương hiệu tương tự là yếu tố doanh nghiệp cần chú ý đến. Các thương hiệu cần đến đội ngũ xây dựng hình ảnh và nội dung giúp truyền tải những giá trị đến khách hàng mục tiêu.

Thông điệp của bạn giúp khách hàng kết nối với những giá trị của doanh nghiệp mà họ xem trọng. Vậy làm cách nào để tạo một thông điệp hiệu quả, chúng ta cần chú ý đến những yếu tố sau:

Tính cụ thể: Tập trung vào một thông điệp nhất định, nếu có quá nhiều thông điệp cùng một thời điểm sẽ khiến khách hàng không nhận diện được thông điệp cốt lõi.

Ví dụ: Thông điệp cụ thể: Sản phẩm của chúng tôi có chất lượng Nhật Bản. Thông điệp dài dòng: Chúng tôi có sản phẩm mới, có giá cạnh tranh, có chất lượng cao, nhiều người sử dụng, xuất xứ từ Nhật Bản.

Tính riêng biệt: Hãy xây dựng một phong cách cho riêng doanh nghiệp của bạn từ nội dung content, hình ảnh, thiết kế để khi tiếp cận khách hàng tạo sự mới lạ và chuyên biệt.

Tính giá trị nội dung: Hầu hết khách hàng không còn quá tin vào quảng cáo, hoặc sẽ cảm thấy khó chịu khi những bài viết bán hàng xuất hiện một cách liên tục. Hãy cung cấp nhiều giá trị thông tin hơn, tạo niềm hứng thú với khách hàng sao cho sự xuất hiện của bạn làm khách hàng cảm thấy vui vẻ mỗi khi nhìn thấy.

Tính trung thực & thực tiễn: Hãy cho khách hàng thấy tính lợi ích của sản phẩm và lý do họ phải lựa chọn dịch vụ của bạn thay vì sản phẩm của bạn thay vì của đối thủ. Nêu ra các dẫn chứng thực tế áp dụng và cuộc sống để tăng tính cấp thiết của sản phẩm, dịch vụ.

Bước 6: Đánh giá lại chiến dịch theo mục tiêu SMART

S Specific (mục tiêu phải chi tiết, cụ thể và dễ hiểu) – Các thông tin có chi tiết đủ để xác định vấn đề hoặc cơ hội? Mục tiêu có đủ chi tiết để đo lường các vấn đề và cơ hội thực tế không?

M – Measurable (mục tiêu có thể đo lường được) – Có thể áp dụng các thuộc tính định lượng hoặc định tính để tạo ra một hệ thống đo lường?

A – Actionable (tính khả thi của mục tiêu) – Những thông tin có được sử dụng để cải thiện năng suất làm việc không? Nếu mục tiêu đề ra không làm thay đổi thái độ của nhân viên để giúp họ cải thiện năng suất làm việc, phải chăng đã có vấn đề gì đã xảy ra?!

R – Relevant (liên quan)– Mục tiêu đề ra có phù hợp với tầm nhìn chung của doanh nghiệp và đáp ứng được các vấn đề mà nhà marketer đang phải đối mặt?

T – Time-Bound (thời hạn để đạt mục tiêu đã đề ra) –Các mục tiêu có thể được thiết lập và thực hiện trong các khoảng thời gian như đã đề ra?

Quy trình marketing online nâng cao sau khi thực hiện

Sau khi thực hiện các bước marketing online căn bản trên, bạn có thể nâng cấp bổ sung quy trình của mình bằng cách thêm các bước phân tích sau để đạt hiệu quả cạnh tranh nhất.

Phân tích 3C (sản phẩm – bản thân – đối thủ)

① Khách hàng (Customers)

Chữ C đầu tiên quan trọng nhất trong mô hình 3C là khách hàng. Theo Ohmae, khách hàng là yếu tố nền tảng cho mỗi doanh nghiệp.

Vì khách hàng là người quyết định sự thành/bại của mỗi chiến dịch, nên mỗi hoạt động, chính sách của doanh nghiệp đầu tiên phải hướng đến lợi ích của khách hàng chứ không phải cổ đông.

Một doanh nghiệp coi việc làm hài lòng khách hàng là quan trọng thì chắc chắn sẽ thành công. Lúc đó tự nhiên lợi ích của cổ đông sẽ được đảm bảo.

Một số lưu ý về “Khách hàng” trước khi hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp:

  • Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
  • Họ có những “nỗi đau” hay “vấn đề” gì cần được giải quyết?
  • Bạn có thể thỏa mãn cho họ bằng sản phẩm hay dịch vụ nào?
  • Đối tượng mục tiêu của bạn ở đâu? Địa phương đó có những đặc trưng về phong tục, văn hóa, tôn giáo…nào ảnh hưởng đến họ?
  • Họ có lối sống, thói quen, hành vi tiêu dùng như thế nào?
  • Các đặc điểm về nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, thành phần gia đình, mối quan hệ, nghề nghiệp, mức thu nhập… ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của họ như thế nào?…

② Đối thủ cạnh tranh (Competitors) trong mô hình 3C

Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp có cùng đối tượng khách hàng mục tiêu, chủng loại sản phẩm/dịch vụ hoặc kinh doanh cùng lĩnh vực, ngành hàng của bạn; có những sản phẩm thay thế có khả năng sẽ chiếm lĩnh thị trường của bạn trong tương lai.

Nhiệm vụ của các nhà hoạch định chiến lược là tìm hiểu thật kỹ về các đặc điểm, điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ để đưa ra những giải pháp tạo nên sự khác biệt và hiệu quả cho doanh nghiệp.

Có 3 loại đối thủ cạnh tranh:

  • Đối thủ trực tiếp:

Đây là những doanh nghiệp chúng ta cần phải vượt qua. Vì đối tượng mục tiêu của họ cũng chính là khách hàng của chúng ta. Họ có cùng một chủng loại sản phẩm, phân khúc thị trường, chiến lược kinh doanh tương đồng.

Ví dụ Cocacola và Pepsi là là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nước giải khát có ga.

  • Đối thủ gián tiếp:

Những đối thủ này có thể hoạt động cùng lĩnh vực với chúng ta nhưng có những sản phẩm và chiến lược kinh doanh không giống nhau.

  • Đối thủ tiềm tàng:

Những doanh nghiệp có thể đối đầu với chúng ta trong thời gian tới. Ví dụ Cocacola nhận thức Glaceu – đơn vị sản xuất nước giải khát organic có thể sẽ là đối thủ tiềm tàng trong tương lai do thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng hướng về các sản phẩm tự nhiên, có lợi cho sức khỏe.

Vì vậy doanh nghiệp này đã mua lại Glaceu- bước đầu tấn công vào thị trường đồ uống “lành mạnh”. Mua lại, chuyển nhượng cũng là một cách rất tốt để loại bỏ những đối thủ tiềm tàng nếu doanh nghiệp bạn có nguồn lực tài chính.

Một số yếu tố quan trọng các nhà hoạch định chiến lược cần lưu ý khi nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh đó là:

  • Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? Họ có những dòng sản phẩm nào?
  • Phân khúc khách hàng mục tiêu của họ hướng đến là phân khúc nào?
  • Lợi thế cạnh tranh của họ là gì?
  • Điểm mạnh, điểm yếu của họ?
  • Các chiến lược kinh doanh và marketing của họ như thế nào?
  • Nguồn lực về tài chính và nhân lực của họ ra sao?
  • Hệ thống phân phối của họ như thế nào? Họ truyền thông qua những kênh nào, cách tiếp cận ra sao?
  • Quy trình bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng của họ như thế nào?
  • Định hướng phát triển của họ như thế nào?

③ Doanh nghiệp (Corporation) trong mô hình 3C

Không chỉ tìm hiểu về khách hàng và đối thủ cạnh tranh, các nhà hoạch định chiến lược cũng cần hiểu rõ về doanh nghiệp: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp đang phải đối diện.

Mô hình phân tích SWOT rất hiệu quả để bạn có thể sử dụng cho việc này. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Hãy hiểu rõ mình là ai và mình đang đứng ở đâu trên thị trường?

Bật mí cách lập kế hoạch Marketing Online đầy đủ nhất
Bật mí cách lập kế hoạch Marketing Online đầy đủ nhất

Theo Ohmae, có các cách tiếp cận để nghiên cứu về doanh nghiệp như sau:

  • Tìm hiểu, chọn lọc và trình tự:

Doanh nghiệp chiến thắng không phải là một doanh nghiệp xuất sắc trong mọi lĩnh vực. Mà là doanh nghiệp dẫn đầu trong khía cạnh mà mình có lợi thế cạnh tranh tốt nhất. Vì vậy, hãy nghiên cứu khách hàng, đối thủ và chính mình, sau đó lựa chọn một lĩnh vực mà bạn muốn trở thành “người khổng lồ”, tìm kiếm các giải pháp và lợi thế cạnh tranh thúc đẩy, đưa ra những chiến lược phát triển theo giai đoạn hợp lý.

  • Hoạt động – chi phí – hiệu quả:

bạn có thể cắt giảm các chi phí hoạt động so với đối thủ cạnh tranh, hoặc chỉ tập trung phát triển ngành hàng mang lại lợi nhuận cao nhất, cắt giảm những ngành hàng tốn nhiều chi phí nhưng mang lại ít lợi nhuận. Để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một hệ thống đánh giá và phân tích dữ liệu chính xác, từ đó đưa ra những quyết định chính xác nhất.

Phân tích ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)

Để thực hiện phân tích SWOT, hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

Điểm mạnh:

· Công ty bạn có những lợi thế gì?

· Những gì mà không ai có thể làm tốt hơn bạn?

· Những nguồn chi phí thấp duy nhất mà bạn có là gì?

· Điều gì được cho là điểm mạnh của bạn trên thị trường?

· Những yếu tố nào giúp bạn bán được hàng?

Hãy xem xét quan điểm nội bộ, quan điểm của khách hàng cũng như từ thị trường. Thực tế cho thấy quá dễ dàng rơi vào tình trạng ”không nhận thấy triệu chứng” (Nếu bạn gặp phải vấn đề này hãy thử viết ra một danh sách những đặc điểm của bạn. Mong rằng trong số đó sẽ có những điểm mạnh).

Khi nhận ra những điểm mạnh của mình, hãy liên hệ tới đối thủ

Điểm yếu:

· Những gì bạn có thể cải thiện?

· Những gì bạn nên tránh?

· Người ta có thể thấy những điểm yếu nào của bạn trên thị trường ?

· Những yếu tố nào làm mất doanh thu ?

Một lần nữa, hãy xem xét điều này đưa vào cơ sở bên trong và bên ngoài:Phải chăng mọi người đều nhận thấy những điểm yếu còn bạn thì không? Phải chăng những đối thủ cạnh tranh đang làm tốt hơn bạn? Tốt nhất bây giờ là cần phải thực tế, đối mặt với những khó khăn sớm nhất có thể.

Cơ hội:

· Đâu là những cơ hội tốt đối với bạn?

· Những xu hướng hay mà bạn nhận thấy là gì?

Cơ hội hữu ích có thể đến từ những việc như:

· Thay đổi trong công nghệ và thị trường cả quy mô rộng và hẹp.

· Thay đổi chính sách của chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn.

· Thay đổi về mô hình xã hội, cơ cấu dân số, thay đổi lối sống.

· Các sự kiện địa phương.

Một cách tiếp cận hữu ích cho việc tìm kiếm những cơ hội là nhìn vào điểm mạnh của mình và tự hỏi liệu những điểm mạnh này có mở ra cơ hội này nào mới hay không.
Ngoài ra, hãy nhìn vào điểm yếu của bạn và tự hỏi liệu bạn có thể tạo ra cơ hội bằng cách loại bỏ chúng.

Nguy cơ:

· Những trở ngại nào bạn phải đối mặt?

· Bạn lo lắng không biết hiện giờ đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì?

· Có phải những yêu cầu về công việc, sản phẩm hay dịch vụ của bạn đang thay đổi?

· Những thay đổi công nghệ đang đe dọa vị trí của bạn?

· Bạn có nợ khó đòi hay những vấn đề về xoay vòng vốn?

· Những điểm yếu (trong phần điểm yếu bên trên) là nguy cơ đe dọa doanh nghiệp của bạn?

Thực hiện phân tích này sẽ làm sáng tỏ những gì cần làm cũng như nhận thức rõ những vấn đề.

Điểm mạnh điểm yếu nói chung là từ nội bộ cho đến tổ chức của bạn. Cơ hội mối đe dọa thường liên quan đến các yếu tố bên ngoài. Vì lý do này, các phân tích SWOT còn được gọi là phân tích nội – ngoại và các ma trận phân tích SWOT được gọi là ma trận bên trong – bên ngoài.

Lập ra chiến lược 4P

4P trong marketing hay còn được gọi là Marketing hỗn hợp hoặc Marketing Mix – một thuật ngữ được đặt bởi Neil Borden vào năm 1953. Đây là mô hình marketing được cấu thành từ 4 yếu tố cơ bản bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá). Mô hình 4P trong marketing thường được các doanh nghiệp áp dụng để làm công cụ tiếp thị giúp nâng cao doanh thu và đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.

4 chữ P ảnh hưởng được quyết định mua hàng bao gồm:

Product (Sản phẩm): Sản phẩm sẽ bán là gì?

Price (Giá): Sản phẩm của bạn giá thành bao nhiêu?

Place (Địa điểm): Khách hàng có thể mua sản phẩm của bạn ở đâu?

Promotion (Quảng bá): Khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm như thế nào?

Phần 3: Học Marketing Online tại Học Viện NUU giúp ích gì cho bạn ?

08 Ưu điểm của Học Viện NUU mà bạn khó có thể tìm thấy ở trung tâm khác

1. Với tiêu chí “học thật, làm thật” chúng tôi không ngừng cung cấp những kiến thức thực tế để đào tạo cho học viên của mình.

2. Tại lớp, học viên được học và thực hành trên chính dự án của mình, vừa học, vừa làm. Học đến đâu, làm được đến đó.

3. Về nhà, học viên được tặng khóa học online có thể học bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, sử dụng trọn đời và thường xuyên được cập nhật mới.

4. Học viên sẽ được đánh giá hệ thống marketing online miễn phí và hỗ trợ cài đặt các mã theo dõi chuyển đổi, lên chiến dịch quảng cáo theo yêu cầu.

5. Quy mô lớp học nhỏ để hướng đến chất lượng khóa học, thời gian học linh động phù hợp với mọi đối tượng tham gia.

6. Có văn bản cam kết đào tạo rõ ràng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho học viên.

7. Được hỗ trợ online hoặc offline 1-1 không tính phí, thời gian hỗ trợ nhanh chóng, chỉ tối đa 2-3 giờ sau khi liên hệ.

8. Đặc biệt “ Học với những con người đã và đang làm marketing online thực tế trong các ngành giáo dục, mỹ phẩm, thời trang, đồ gia dụng, bất động sản, nội thất, ăn uống,…”.

Nếu bạn vẫn chưa biết thực hiện như thế nào thì hãy để Học viện NUU giúp bạn!

Truy cập: https://nuu.edu.vn/

Liên hệ Mess FB